Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

I. Đọc hiểu văn bản (3đ):

Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi:

Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.

Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa.

Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dầu ô chữ đặt trên phiếu lụa óng…

Câu 1 (0,5đ): Văn bản trích được trích từ đâu? Tác giả là ai?

Câu 2 (0,5đ): Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là gì?

Câu 3 (0,75đ): Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng.

Câu 4 (1,25đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về một nhân vật qua đoạn trích trên.

doc 7 trang Yến Phương 27/06/2023 2100
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_co_dap_an.doc

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 (Có đáp án)

  1. Đề thi Văn học kì 1 lớp 11 2021 - Đề số 1 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng có tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt, làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dầu ô chữ đặt trên phiếu lụa óng Câu 1 (0,5đ): Văn bản trích được trích từ đâu? Tác giả là ai? Câu 2 (0,5đ): Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là gì? Câu 3 (0,75đ): Nêu biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích và nêu tác dụng. Câu 4 (1,25đ): Nêu cảm nghĩ của anh/chị về một nhân vật qua đoạn trích trên. II. Làm văn (7đ): Câu 1 (2đ): Viết bài văn nghị luận về ý kiến của M.Gorki: “Con người nên sống tốt trước khi sống sướng”. Câu 2 (5đ): Phân tích bài thơ Tự tình II của tác giả Hồ Xuân Hương. Đáp án đề thi Ngữ văn 11 học kì 1 năm 2021 (Đề số 1) I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Đoạn trích trên được trích từ truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Câu 2:
  2. Cảnh tượng đắt giá trong đoạn trích là cảnh người tử tù hiên ngang cho chữ còn viên quản ngục thì khúm núm lĩnh nhận ở nơi nhà giam ẩm thấp. Câu 3: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn trích: đối lập (người tử tù hiên ngang cho chữ - viên quản ngục thì khúm núm lĩnh nhận). Tác dụng: làm nổi bật cái đẹp, sự thiên lương dù ở bất cứ nơi nào cũng xứng đáng được tôn vinh, kính trọng. Câu 4: Học sinh tự lựa chọn nhân vật Huấn Cao hoặc Viên quản ngục để viết bài cảm nhận tùy theo sở thích của bản thân. II. Làm văn: Câu 1: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: ý kiến của M.Gorki: “Con người nên sống tốt trước khi sống sướng”. 2. Thân bài a. Giải thích Sống tốt: sống theo đạo lí, sống theo pháp luật, sống có trách nhiệm với bản thân, với gia đình và với xã hội. b. Phân tích Sống tốt sẽ tạo nên môi trường sống thân thiện, chất lượng sống tốt hơn. Sống tốt sẽ làm mọi người đồng cảm, chia sẻ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, tạo nên sức mạnh tinh thần nhiều hơn cho bản thân, gia đình và xã hội. c. Chứng minh Học sinh lựa chọn những dẫn chứng tiêu biểu để minh họa cho luận điểm của mình. d. Phản biện
  3. Có những người sống chỉ biết hưởng thụ, chỉ biết bản thân mình, lạnh lùng vô cảm → đáng bị phê phán. 3. Kết bài Liên hệ bản thân và rút ra bài học. Câu 2: 1. Mở bài Giới thiệu tác giả Hồ Xuân Hương và bài thơ Tự tình 2. 2. Thân bài a. 2 câu đầu Thời gian: đêm khuya, vắng vẻ, tĩnh lặng. Không gian: tiếng trống dồn canh, nữ thi sĩ lẻ loi, đơn chiếc một mình. Âm thanh: “văng vẳng”: lấy động tả tĩnh nhằm nhấn mạnh sự tĩnh lặng của đêm khuya. “Trơ”: từ tượng hình mạnh mẽ diễn tả nỗi cô đơn, lẻ bóng pha chút cay đắng của người phụ nữ lẻ loi trong chính tình cảm của mình với một trái tim khao khát yêu thương. b. 2 câu tiếp “say lại tỉnh” trong nỗi buồn, nỗi cô đơn ấy người phụ nữ đã tìm đến chén rượu để giải sầu nhưng rượu không những không làm cho bà say mà còn khiến cho bà thêm tỉnh táo hơn, sự bất hạnh của cuộc đời lại hiện ra rõ nét hơn. “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn”: Mượn hình ảnh ánh trăng để nói về chuyện tình cảm còn dang dở, chưa được trọn vẹn của mình. → Con người chơi vơi giữa một thế giới mênh mông hoang vắng - bất lực trước nỗi cô đơn trơ trọi của chính mình. c. 2 câu tiếp Động từ mạnh “xiên ngang, đâm toạc”: mạnh mẽ pha chút ngang ngược, độc lập → khát vọng “nổi loạn”: phá tung đạp đổ tất cả những trói buộc đang đè nặng lên thân phận mình. “rêu từng đám, đá mấy hòn” ít ỏi nhỏ nhoi trên nền không gian rộng lớn mênh mông của chân mây mặt đất.
  4. → Nghệ thuật đảo ngữ diễn tả cá tính mạnh mẽ của tác giả trước số phận lẻ loi đơn chiếc của mình. d. 2 câu cuối “Ngán” tâm trạng chán chường. “xuân đi xuân lại lại”: sự tuần hoàn của tự nhiên nhưng trong bối cảnh cô đơn của tác giả, sự tuần hoàn, trôi chảy này dường như thêm trở nên vô nghĩa. “Xuân” cũng chính là tuổi trẻ của nữ thi sĩ đang trôi đi lững lờ, khao khát tình yêu nhưng không có được tình yêu. “Mảnh tình san sẻ tí con con”: mối tình duyên nhỏ bé của riêng mình nhưng phải san sẻ với người khác khiến cho mảnh tình ấy càng thêm nhỏ bé chẳng còn đáng bao nhiêu để sưởi ấm trái tim thi sĩ. → Nỗi bất hạnh, buồn sầu của thi sĩ đồng thời thể hiện niềm khát khao hạnh phúc trong tình yêu. 3. Kết bài Khẳng định lại giá trị của tác phẩm. Đề thi Văn lớp 11 học kì 1 năm 2021 - Đề số 2 I. Đọc hiểu văn bản (3đ): Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi: “Nhiều người An Nam thích bặp bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Perrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là học đã được đào tạo theo kiểu Tây phương”. (Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức) Câu 1 (0,5đ): Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích. Câu 2 (0,5đ): Ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề. Câu 3 (1đ): Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì? Câu 4 (1đ): Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay? II. Làm văn (7đ):
  5. Câu 1 (2đ): Giải thích câu tục ngữ: Giấy rách phải giữ lấy lề. Câu 2 (5đ): Phân tích nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân. Đáp án đề thi Ngữ văn lớp 11 học kì 1 2021 (Đề số 2) I. Đọc hiểu văn bản Câu 1: Phong cách ngôn ngữ: chính luận. Câu 2: Câu văn nêu khái quát chủ đề: “Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn diễn tả ý tưởng mạch lạc bằng tiếng nước mình.” Câu 3: Bài học rút ra: Tác giả phê phán hiện tượng học đòi tiếng Tây của một bộ phận con người ở Việt Nam (trong những năm đầu của thế kỉ XX – 1925). Câu 4: - Tính thời sự của vấn đề trong giai đoạn hiện nay: Biết tiếng nước ngoài, học tiếng nước ngoài là một yêu cầu trong quá trình hội nhập nhưng không cùng nghĩa với việc lạm dụng những thứ tiếng đó vào cuộc sống → phải trau dồi tiếng mẹ đẻ. Phải bảo vệ và phát huy vẻ đẹp của tiếng mẹ đẻ. II. Làm văn: Câu 1: 1. Mở bài Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Câu tục ngữ “Giấy rách phải giữ lấy lề” (Học sinh lựa chọn cách dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp tùy thuộc vào khả năng của mình). 2. Thân bài
  6. a. Giải thích “Giấy rách”: nghĩa đen chỉ tờ giấy không còn lành lặn; nghĩa bóng chỉ sự nghèo khó, khổ hạnh của đời người. “lề”: nghĩa đen chỉ bộ phận gắn kết giữa giấy vào quyển vở, có vai trò cố định và làm cho quyển vở đẹp đẽ; nghĩa bóng chỉ những phẩm chất tốt đẹp, vững chắc của con người. → Câu nói mang ý nghĩa: dù trong hoàn cảnh khắc nghiệt nào, nghèo đói hay thiếu thốn thì con người hãy giữ lấy những giá trị cốt lõi, phẩm chất tốt đẹp của mình. b. Phân tích Trong xã hội sẽ có người giàu, kẻ nghèo, nhiều giai cấp khác nhau; mỗi người một cá tính, một phẩm hạnh; nếu người giàu nhưng không có đạo đức tốt cũng bị người đời coi thường, thiếu đi sự tôn trọng; nhưng nếu người nghèo nhưng tấm lòng họ lương thiện, hướng về điều tốt đẹp sẽ được người khác yêu quý, giúp đỡ. Sự giàu nghèo không nói lên bạn là ai, nhưng những điều bạn thể hiện và tính cách của bạn mới là thước đo đánh giá con người. Xã hội sẽ trở nên suy thoái nếu con người sống không có đạo đức, vô nhân tính; xã hội sẽ phát triển tốt đẹp; giàu tình yêu thương nếu con người biết hướng đến những điều tốt đẹp. c. Chứng minh Học sinh tự lấy dẫn chứng minh họa cho bài làm văn của mình. Lưu ý: dẫn chứng phải xác thực, gần gũi và tiêu biểu, được nhiều người biết đến. d. Phản biện Trong cuộc sống có nhiều người tuy có điều kiện vật chất tốt nhưng lại mắc bệnh vô cảm; ích kỉ, nhỏ nhen chỉ nghĩ đến bản thân mình mà không quan tâm đến người khác, → những người này đáng bị xã hội thẳng thắn phê phán, chỉ trích. 3. Kết bài Khái quát lại vấn đề nghị luận: câu nói “Giấy rách phải giữ lấy lề” và rút ra bài học, liên hệ bản thân. Câu 2: 1. Mở bài
  7. Giới thiệu nhân vật Huấn Cao: “Chữ người tử tù” là một trong những tác phẩm vô cùng thành công của Nguyễn Tuân. Nhân vật chính Huấn Cao đã để lại nhiều ấn tượng sâu sắc trong lòng bạn đọc. 2. Thân bài a. Con người Huấn Cao Huấn Cao là một nhà nho cuối mùa bất đắc chí, nổi tiếng khắp vùng vì viết chữ đẹp. Huấn Cao còn là người có thiên lương trong sáng, và chính cái thiên lương trong sáng đó mà đã làm cho rất nhiều người ngưỡng mộ. Là một kẻ cầm đầu bọn phản loạn dám đứng lên chống lại triều đình; một tử tù tội ác tày đình và có tài bẻ khóa vượt ngục. Không nhà lao nào có thể giam giữ nổi ông. b. Khi bị bắt vào ngục Ông luôn thể hiện rằng thái độ khinh thường bọn lính quản ngục, bằng hành động rỗ gông, khinh bạc những trò tiểu nhân hèn nhác, không chịu khuất phục trước quyền lực và tiền bạc. Khi đối mặt với viên quản ngục ông vẫn ung dung không thèm để ý, thản nhiên nhận rượu thịt từ tay viên quản ngục mà không cần mảy may suy nghĩ. Cảnh cho chữ: giữa một không gian tối tăm, chật chội, u ám, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột phân gián, nhưng Huấn Cao cổ đeo gông từ những tay vẫn thảo những nét chữ như rồng bay phượng múa. Còn viên quản ngục khúm núm mài nghiên mực. → Không khí trang nghiêm và linh thiêng. Giá trị của nhân phẩm và cái đẹp đã vượt qua ranh giới và trở nên bất tử, không phân biệt sang hèn mà cùng chung chí hướng về thiên lương, về đạo đức và về cái đẹp. → Hình tượng nhân vật Huấn Cao được làm nổi bật qua nhiều chi tiết khác nhau và nổi bật nhất là ở cảnh cho chữ. 3. Kết bài Khẳng định lại vẻ đẹp của nhân vật Huấn Cao.