Hướng dẫn ôn tập học kì 2 Ngữ văn Lớp 11
ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Giới thiệu tác giả và tác phẩm:
Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú. Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say yêu đời tha thiết. Tiêu biểu cho giọng thơ ấy là bài thơ “Vội vàng”.
Khái quát về bài thơ:
“Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng, in trong tập “Thơ thơ” (năm 1938), là bản tuyên ngôn về lẽ sống vội vàng của nhà thơ. Bài thơ gồm bốn đoạn thơ, có thể chia làm hai phần. Phần một gồm ba đoạn thơ đầu, là niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí giải vì sao phải sống vội vàng; phần hai là đoạn thơ cuối, nêu cách “thực hành” lẽ sống “vội vàng”.
Nội dung, nghệ thuật bài thơ:
Phần đầu: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí giải vì sao phải sống vội vàng.
4 dòng thơ đầu: thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ – ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên:
“Tôi muốn tắt nắng đi
Cho màu đừng nhạt mất;
Tôi muốn buộc gió lại
Cho hương đừng bay đi.”
Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” là những ước muốn kì lạ, chỉ có ở Xuân Diệu. Bởi thi sĩ sợ “màu nhạt mất”, “hương bay đi” – sợ rằng hương sắc, vẻ đẹp của trần gian sẽ phai nhạt mất. thi sĩ muốn níu giữ tất cả hương sắc, vẻ đẹp của trần gian. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao con người tắt được nắng và buộc được gió, đó thật sự là một ước muốn không thể. Cái ước muốn lạ lùng, kì dị ấy đã hé mở một tình yêu vô bờ với trần gian thắm đượm hương sắc này.
File đính kèm:
- huong_dan_on_tap_hoc_ki_2_ngu_van_lop_11.doc
Nội dung text: Hướng dẫn ôn tập học kì 2 Ngữ văn Lớp 11
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 VỘI VÀNG - Xuân Diệu – I. ÔN TẬP KIẾN THỨC CƠ BẢN: 1. Giới thiệu tác giả và tác phẩm: Xuân Diệu là nghệ sĩ lớn, nhà văn hóa lớn có sức sáng tạo mãnh liệt, bền bỉ và sự nghiệp văn học phong phú. Ông đem đến cho thơ ca đương thời một sức sống mới, một nguồn cảm xúc mới với những cách tân nghệ thuật đầy sáng tạo. Ông là nhà thơ của mùa xuân, tình yêu và tuổi trẻ với một giọng thơ sôi nổi, đắm say yêu đời tha thiết. Tiêu biểu cho giọng thơ ấy là bài thơ “Vội vàng”. 2. Khái quát về bài thơ: “Vội vàng” là bài thơ tiêu biểu của Xuân Diệu trước cách mạng, in trong tập “Thơ thơ” (năm 1938), là bản tuyên ngôn về lẽ sống vội vàng của nhà thơ. Bài thơ gồm bốn đoạn thơ, có thể chia làm hai phần. Phần một gồm ba đoạn thơ đầu, là niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí giải vì sao phải sống vội vàng; phần hai là đoạn thơ cuối, nêu cách “thực hành” lẽ sống “vội vàng”. 3. Nội dung, nghệ thuật bài thơ: Phần đầu: Niềm ngất ngây trước cảnh sắc trần gian và nêu những lí giải vì sao phải sống vội vàng. a. 4 dòng thơ đầu: thể hiện một ước muốn kì lạ của thi sĩ – ước muốn quay ngược quy luật tự nhiên: “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi.” Muốn “tắt nắng”, muốn “buộc gió” là những ước muốn kì lạ, chỉ có ở Xuân Diệu. Bởi thi sĩ sợ “màu nhạt mất”, “hương bay đi” – sợ rằng hương sắc, vẻ đẹp của trần gian sẽ phai nhạt mất. thi sĩ muốn níu giữ tất cả hương sắc, vẻ đẹp của trần gian. Nhưng làm sao cưỡng được quy luật, làm sao con người tắt được nắng và buộc được gió, đó thật sự là một ước muốn không thể. Cái ước muốn lạ lùng, kì dị ấy đã hé mở một tình yêu vô bờ với trần gian thắm đượm hương sắc này. b. 9 dòng thơ tiếp;Phát hiện và say sưa ca ngợi một thiên đường ngay trên mặt đất với bao nguồn hạnh phúc kì thú: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành thơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Bảy câu thơ đầu khổ thơ là cảnh sắc trần gian: “Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần;” Bằng những điệp từ “này đây”; nhịp thơ dồn dập, sôi nổi, trần gian hiện ra với đầy đủ vẻ đẹp, sắc hương của nó. “Này đây” là “tuần tháng mật” của ong bướm, là thời gian chúng hút nhụy hoa để Trường THPT Yên Dũng số 2
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 lấy mật, thời gian chúng vui sống mãnh liệt nhất. “Này đây” là “hoa” của đồng nội “xanh rì”. Đó là hoa cỏ tươi thắm giữa một cánh đồng xanh mơn mởn, tràn đầy sức sống. “Này đây” nữa là “lá” của một “cành tơ” căng tràn nhựa sống, phơ phất trong gió xuân. Còn những đôi chim “yến anh” đang say đắm trong “khúc tình si”. “Và này đây” nữa là “ánh sáng chớp hàng mi”. Một liên tưởng độc đáo: ánh sáng trần gian tựa như hàng mi của một cô gái đẹp, mỗi khi cô gái chớp mắt thì cả trần gian như si mê. Còn nữa, mỗi sáng sớm, thần Vui lại gõ cửa trần gian, mang đến niềm vui cho nhân loại. Bởi vì thế mà “tháng giêng” “ngon” như “cặp môi gần”. Tháng giêng mơn mởn non tơ, tháng giêng quyến rũ như một người tình rạo rực. Trần gian hiện lên trong cảm nhận của nhà thơ “mới nhất trong các nhà thơ mới” là như thế: tươi đẹp, mơn mởn sức sống, chan chứa niềm vui, niềm hạnh phúc, ngập tràn tình yêu. Trần gian này chính là một thiên đường thực thụ, không phải tìm đâu xa. Trần gian này lúc nào cũng tươi xanh mơn mởn như đang giữa mùa xuân. Thi sĩ như ngất ngây, say đắm trong hương sắc của nó. Trần gian là một thiên đường, vì thế mà Xuân Diệu tuyên bố: “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa. Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân”. Tôi không “sung sướng” sao được khi được sống giữa một thiên đường như thế? Nhưng cũng vì thế mà tôi phải “vội vàng một nửa”. Không vội vàng thì sợ không kịp mất. Tôi “không chờ” cho đến “nắng hạ” mới tiếc nhớ “mùa xuân”, tôi sẽ không để cho tuổi xuân qua đi rồi mới tiếc nhớ thời tươi đẹp ấy. Tôi phải sống ngay từ bây giờ, ngay khi đang còn trẻ, còn đầy sức xuân, khi tâm hồn còn ngập tràn tình yêu. Lời tuyên bố này thể hiện một quan niệm mới: trong thế giới này, đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. c. 16 dòng thơ tiếp: Trần gian tươi đẹp là thế, tại sao lại phải “vội vàng”? Khổ thơ thứ ba lí giải cho sự “vội vàng” ấy: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già; Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại ! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ? Chẳng bao giờ, ôi ! Chẳng bao giờ nữa ” Ba câu đầu là quan niệm về sự trôi chảy của thời gian, sự phôi pha của kiếp người: “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già; Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất.” Từ “xuân” trong ba câu thơ trên có thể được hiểu là mùa xuân, cũng có thể là “tuổi xuân”, tuổi trẻ của con người. Những cụm từ “đương tới” – “đương qua”, “còn non” – “sẽ già” diễn tả sự trôi chảy của thời gian. Nếu như con người thời trung đại thấy thời gian tuần hoàn với chu kì bốn mùa xuân, hạ, thu, đông; hết một vòng, thời gian lại quay về điểm xuất phát ban đầu; thì Xuân Diệu đem đến một quan niệm mới mẻ: thời gian tuyến tính. Thời gian là một dòng chảy vô thủy vô chung, mỗi khoảnh khắc qua đi là mất đi vĩnh viễn. Và cuộc đời tôi cũng sẽ chẳng còn gì nếu tuổi xuân qua mất. Bởi thế, mà có chút trách móc, tiếc nuối trong bốn câu tiếp: Trường THPT Yên Dũng số 2
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 tổng tài sản kếch xù của mình. Báo chí hỏi tại sao lại như vậy, ông trả lời đại ý: Con tôi là con người, mà đã là con người thì phải tự kiếm sống, không chỉ kiếm sống để phục vụ chính bản thân mình mà còn phải góp phần thúc đẩy xã hội. Đã là con người thì phải lao động. Tại sao tôi phải cho con tiền? [ ]. Có người nói rằng, có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm. (Theo Nhật Huy, Không để lại tiền cho con, Dẫn theo http:// tuoitre.vn, ngày 10/5/2015) Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên? Câu 2. Bill Gates - từng tuyên bố sẽ chỉ để lại cho con 0,05% tổng tài sản kếch xù của mình, khi được báo chí hỏi tại sao lại như vậy ông đã trả lời như thế nào? Câu 3. Vì sao những người cha tỉ phú như Pang-Lin, Bill Gates không muốn để lại nhiều của cải cho con cái? Câu 4. Anh (chị) có đồng tình với ý kiến được nêu ở đoạn kết trong phần đọc hiểu: “có hai thứ mà cha mẹ cần trang bị cho con cái và chỉ hai thứ đó là đủ, còn không, nếu có để lại cho con thứ gì đi nữa mà thiếu hai thứ đó thì coi như chưa cho con gì cả. Hai thứ đó là: ý thức tự chịu trách nhiệm về bản thân mình và năng lực để tự chịu trách nhiệm” hay không? Vì sao? ĐỀ 6: Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu (1) Tôi tên là Nick Vujicic. Khi bắt tay vào viết quyển sách này, tôi hai mươi bảy tuổi. Khác biệt với hầu hết mọi người, tôi không tay, không chân ngay từ lúc mới lọt lòng. Hoàn cảnh nghiệt ngã tưởng đã có lúc nhấn chìm tôi nhưng rồi khát vọng sống mãnh liệt đã giúp tôi chiến thắng số phận ( ) (2) Nếu tôi thất bại, tôi sẽ thử làm lại, làm lại và làm lại nữa. Nếu bạn thất bại, bạn sẽ cố làm lại chứ? Tinh thần con người có thể chịu đựng được những điều tệ hơn là chúng ta tưởng. Điều quan trọng là cách bạn đến đích. Bạn sẽ cán đích một cách mạnh mẽ chứ? (3) Bạn sẽ gặp khó khăn, bạn có thể khuỵu ngã và cảm thấy như thể mình không còn sức mạnh để đứng dậy được nữa. Tôi biết cảm giác đó. Tất cả chúng ta đều biết cảm giác đó. Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được. Điều thực sự quan trọng chính là những thông điệp sống bạn chia sẻ với tất cả mọi người trong hành trình cao đẹp và cái cách bạn kết thúc hành trình ấy. (4) Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình. Hãy đến với nhau, những món quà dành cho chúng ta là rất đáng ngạc nhiên. (Trích “Cuộc sống không giới hạn” của Nick Vujicic) Câu 1. Trong đoạn (1), tác giả đã nói đến hoàn cảnh nghiệt ngã mà mình gặp phải là gì? Điều gì đã giúp tác giả vượt qua hoàn cảnh ấy? Câu 2. Trong câu “Cuộc sống không phải lúc nào cũng dễ dàng nhưng khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống, chúng ta sẽ mạnh mẽ hơn, và càng quý trọng hơn những cơ hội mà chúng ta có được” ở đoạn (3), tác giả đã sử dụng phép tu từ nào? Ý nghĩa của phép tu từ đó? Theo tác giả, “khi chiến thắng những dốc ghềnh của cuộc sống” phần thưởng ta nhận được là gì? Câu 3. Câu nói “Tôi yêu cuộc sống của bạn như yêu cuộc sống của chính mình” trong đoạn (4) cho thấy tác giả là người như thế nào? Câu 4. Thông qua cụm từ “Hãy đến với nhau”, tác giả muốn nhắn nhủ điều gì tới mọi người? Vì sao? Trường THPT Yên Dũng số 2
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 MỘT SỐ ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 2 ĐỀ 1: I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Chỉ vì ai đó từ chối bạn không có nghĩa là bạn từ chối luôn bản thân mình. Chỉ vì ai đó thiếu tôn trọng bạn hoặc đối xử không tốt với bạn không có nghĩa là mọi người đều như thế với bạn, và cũng không có nghĩa là bạn hành xử lại y như họ. Sự thật là cách người khác đối xử với chúng ta không liên quan gì đến chúng ta, chỉ là họ với cuộc chiến, sự bất an và giới hạn của chính họ mà thôi. Bạn đừng bao giờ để cho phán xét của người khác trở thành con người thật của mình. Bạn không thể kiểm soát được những gì người khác nói cũng như cách họ hành xử, nhưng bạn luôn chọn được cách đối xử với chính mình. Bạn có thể chọn giao du với ai và để cho ai đó rời khỏi danh sách bạn bè. Và bất chấp hoàn cảnh nào, bạn vẫn có thể chọn tin tưởng vào chính mình và giá trị của mình. Bởi vì vào cuối ngày, cố gắng để làm hài lòng người khác sẽ khiến bạn kiệt sức. Dù bạn có thay đổi ra sao hoặc trở thành người như thế nào, thì luôn có những người không ủng hộ bạn. Do đó, thay vì dồn hết năng lượng để trở thành người như người khác muốn, hãy cho phép bản thân được thật sự là chính mình. Và hiểu được rằng bạn là ai, vậy là đủ. Người tâm đầu ý hợp sẽ tìm ra con đường đến với cuộc đời bạn. Đó là những người sẽ yêu thương và chấp nhận con người thật sự của bạn với tất cả tấm lòng, vô điều kiến. Họ là những người ý nghĩa với bạn. Còn lại thì nên buông bỏ.” (Trích Bạn chỉ sống có một lần – Nhã Nam tuyển chọn) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Theo tác giả, cần phải làm gì để cho “phán xét của người khác không trở thành con người thật của mình? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Dù bạn có thay đổi ra sao hoặc trở thành người như thế nào, thì luôn có những người không ủng hộ bạn”? Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “thay vì dồn hết năng lượng để trở thành người như người khác muốn, hãy cho phép bản thân được thật sự là chính mình”? Vì sao? II. Làm văn (6,0 điểm) Cảm nhận đoạn thơ sau: Tôi muốn tắt nắng đi Này đây lá của cành tơ phơ phất; Cho màu đừng nhạt mất; Của yến anh này đây khúc tình si; Tôi muốn buộc gió lại Và này đây ánh sáng chớp hàng mi; Cho hương đừng bay đi. Mỗi buổi sớm, thần vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. (Trích Vội vàng – Xuân Diệu, ngữ văn 11, tập 2, trang 22, NXB GD, năm 2019) Trường THPT Yên Dũng số 2
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 ĐỀ 2: I. Đọc hiểu (4,0 điểm) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: “Sẽ luôn có một tình huống, hoàn cảnh nào đó trong đời mà chúng ta cần phải vượt qua luôn luôn, đó chỉ là một sự kiện trong đời. Chúng ta không thể kiểm soát được mọi thứ xảy ra trong cuộc sống, nhưng chúng ta có thể làm chủ được phản ứng của mình trước những gì xảy ra. Chúng ta có thể làm chủ được thái độ, lựa chọn và quyết định. Đừng làm mình bị tê liệt vì những nỗi đau người khác mang đến, hiểu giá trị của mình. Bạn có sức mạnh bên trong để ngẩng cao đầu, vậy hãy làm điều đó! Hiểu rằng bạn không thế làm chủ được phản ứng của người khác, bạn chỉ làm chủ được hành động và phản ứng của mình. Hiểu rằng dù bạn có có đau khổ thì bạn vẫn có khả năng kiểm soát cảm xúc, để biến mọi thứ xung quanh theo cách bạn suy nghĩ. Trong cuộc sống, bạn có thể làm chủ được cách ứng xử, tinh thần, niềm tin, suy nghĩ, quyết định của mình. Nhớ, luôn luôn nhớ rằng, điều này sẽ mang đến sự tự do cho bạn được là chính mình để sống cuộc đời của mình mình. Không ai (hoặc bạn không được để cho ai) lấy mất những điều đó của bạn. Đó là sức mạnh của bạn! Đó là năng lực của bạn! Điều đó phục thuộc vào bạn chứ không một ai khác! Hãy sở hữu nó!” (Trích Bạn chỉ sống có một lần – Nhã Nam tuyển chọn) Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính của văn bản? Câu 2: Theo tác giả, vì sao “Chúng ta không thể kiểm soát được mọi thứ xảy ra trong cuộc sống”? Câu 3: Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: “Chúng ta không thể kiểm soát được mọi thứ xảy ra trong cuộc sống, nhưng chúng ta có thể làm chủ được phản ứng của mình trước những gì xảy ra”? Câu 4: Anh/chị có đồng tình với quan niệm: “Trong cuộc sống, bạn có thể làm chủ được cách ứng xử, tinh thần, niềm tin, suy nghĩ, quyết định của mình”? Vì sao? II. Làm văn (6,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của nhà thơ Hàn Mặc Tử. “Sao anh không về chơi thôn Vĩ? Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên Vườn ai mướt quá xanh như ngọc Lá trúc che ngang mặt chữ điền. Gió theo lối gió, mây đường mây Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay Thuyền ai đậu bến sông trăng đó Có chở trăng về kịp tối nay? Mơ khách đường xa, khách đường xa Áo em trắng quá nhìn không ra Trường THPT Yên Dũng số 2
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 Ở đây sương khói mờ nhân ảnh Ai biết tình ai có đậm đà?” ĐỀ 3: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 3: “Có hai hạt lúa nọ được giữ lại để làm hạt giống cho vụ sau vì cả hai đều là những hạt lúa tốt, đều to khỏe và chắc mẩy. Một hôm, người chủ định đem chúng gieo trên cánh đồng gần đó. Hạt thứ nhất nhủ thầm: “Dại gì ta phải theo ông chủ ra đồng. Ta không muốn cả thân mình phải nát tan trong đất. Tốt nhất ta hãy giữ lại tất cả chất dinh dưỡng trong lớp vỏ này và tìm một nơi lý tưởng để trú ngụ.” Thế là nó chọn một góc khuất trong kho lúa để lăn vào đó. Còn hạt lúa thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới. Thời gian trôi qua, hạt lúa thứ nhất bị héo khô nơi góc nhà bởi vì nó chẳng nhận được nước và ánh sáng. Lúc này chất dinh dưỡng chẳng giúp ích được gì- nó chết dần chết mòn. Trong khi đó, hạt lúa thứ hai dù nát tan trong đất nhưng từ thân nó lại mọc lên cây lúa vàng óng, trĩu hạt. Nó lại mang đến cho đời những hạt lúa mới ” (Theo “Hạt giống tâm hồn”, NXB Trẻ, 2004) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của văn bản trên? Câu 2. Nêu nội dung của văn bản? Câu 3. Chỉ rõ phép tu từ được sử dụng trong những câu văn sau và nêu tác dụng: “Còn hạt thóc thứ hai thì ngày đêm mong được ông chủ mang gieo xuống đất. Nó thật sự sung sướng khi được bắt đầu một cuộc đời mới.” Câu 4. Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 – 7 dòng) rút ra bài học cho bản thân từ câu chuyện trên. II. Phần làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim Hồn tôi là một vườn hoa lá Rất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi người Để tình trang trải với trăm nơi Để hồn tôi với bao hồn khổ Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời.” (Trích “Từ ấy” - Tố Hữu, Ngữ văn 11, tập 2, Nxb Giáo dục, Tr. 44) ĐỀ 4: I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: “01.01.1970 Thêm một tuổi đời, vậy là cái tuổi ba mươi đâu còn xa nữa. Vài năm nữa mình sẽ trở thành một chị cán bộ già dặn đứng đắn. Nghĩ đến đó mình thoáng thấy buồn. Tuổi xuân của mình đã qua đi trong lửa khói, chiến tranh đã cướp mất hạnh phúc trong tình yêu và tuổi trẻ. Ai lại không tha thiết với mùa xuân? Ai lại không muốn cái sáng ngời trong đôi mắt và trên đôi môi căng mọng khi cuộc đời còn ở tuổi hai mươi? Nhưng tuổi hai mươi của thời đại này đã phải dẹp lại những ước mơ hạnh phúc mà lẽ ra họ phải có ” (Trích “Nhật kí Đặng Thùy Trâm” – NXB Hội Nhà Văn, 2005, tr.206) Trường THPT Yên Dũng số 2
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản? Câu 2. Nêu nội dung chính của đoạn trích? Câu 3. Xác định biện pháp tu từ được sử dụng trong văn bản trên và nêu tác dụng? Câu 4. Theo anh/chị, người trẻ nên sống như thế nào để tuổi thanh xuân có ý nghĩa? (Trình bày khoảng 5 đến 7 dòng) II. Phần làm văn (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau: “Xuân đương tới, nghĩa là xuân đương qua, Xuân còn non nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết, nghĩa là tôi cũng mất, Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian, Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại! Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông núi vẫn than thầm tiễn biệt ” (Trích “Vội vàng” – Xuân Diệu, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr. 22) Từ đó, bình luận về quan niệm nhân sinh, quan niệm thẩm mĩ của Xuân Diệu. ĐỀ 5: I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Nằm lại bên trận địa ác liệt, các anh đã chiến đấu và hy sinh, những người con ưu tú của đất nước vẫn luôn nhận được hơi ấm từ nhân dân và đồng đội. Hàng nghìn chiến sĩ quên mình trong Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử, nay đã an nghỉ tại những nghĩa trang trang trọng của thành phố Điện Biên Phủ. Nghĩa trang liệt sĩ Độc Lập, Nghĩa trang liệt sĩ Him Lam, Nghĩa trang liệt sĩ Điện Biên Phủ phần lớn là những ngôi mộ “chưa biết tên”. Nhưng lòng yêu nước của người Điện Biên năm xưa vẫn còn đó, để thế hệ tiếp sau không bao giờ quên những chiến công phải đổi bằng xương máu và tuổi thanh xuân. Các anh hy sinh để đất nước còn mãi, còn gì cao quý hơn sự hy sinh ấy!” (Trích “Các anh đã bất tử trong lòng Điện Biên - Hữu Nghị”; dantri.com.vn ngày 04 tháng 05 năm 2014) Câu 1: Nêu phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn văn? Câu 2: Đoạn văn đề cập đến nội dung gì? Câu 3: Chỉ ra và nêu hiệu quả của 01 biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn văn? Câu 4: Từ nội dung của đoạn văn bản, hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 7 đến 10 dòng) bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về sự hi sinh của những chiến sỹ trong chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử. II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về hai khổ thơ đầu bài thơ “Tràng giang” (Huy Cận): “Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp, Con thuyền xuôi mái nước song song, Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; Củi một cành khô lạc mấy dòng. Trường THPT Yên Dũng số 2
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài, trời rộng, bến cô liêu.” để thấy được nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, chia lìa xa cách và tình người, tình đời của tác giả? (Trích “Tràng Giang” – Huy Cận, Ngữ văn 11, tập hai, NXB Giáo dục, 2007) ĐỀ 6: I . Đọc- hiểu (3điểm): Đọc đoạn thơ và trả lời các câu hỏi: “Chiều mộng hòa thơ trên nhánh duyên, Cây me ríu rít cặp chim chuyền. Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá, Thu đến – nơi nơi động tiếng huyền.” ( Trích: Thơ duyên - Xuân Diệu) Câu 1. Chỉ ra những âm thanh, hình ảnh được nêu trong đoạn thơ? Câu 2. Màu xanh ngọc trong câu thơ “Đổ trời xanh ngọc qua muôn lá” khiến ta liên tưởng đến sắc xanh nào trong thơ Hàn Mặc Tử? Câu 3. Những cặp hình ảnh chiều mộng – nhánh duyên, cây me – cặp chim, trời – muôn lá, thu – tiếng huyền, cùng các từ ngữ hòa, duyên, ríu rít, cặp, đổ cho thấy đặc điểm gì trong bức tranh thiên nhiên buổi chiều thu? Câu 4. Anh/ chị có cảm nhận gì về cái duyên được thể hiện trong đoạn thơ? II. Làm văn (7điểm): Phân tích bài thơ Chiều tối ( Mộ) của Hồ Chí Minh Phiên âm: Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ, Cô vân mạn mạn độ thiên không; Sơn thôn thiếu nữ ma bao túc, Bao túc ma hoàn, lô dĩ hồng. Dịch thơ: Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ, Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không; Cô em xóm núi xay ngô tối, Xay hết, lò than đã rực hồng. Đề 7: I. ĐỌC HIỂU. (3,0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: “ Tôi nhận ra, sau khi đã rời xa quê nhà, chiếc bánh chưng không hẳn chỉ là một món ăn truyền thống, nó đã thành sợi dây gắn bó của chính tôi với quê hương. Nếu còn ở Việt Nam, hẳn tôi và các con tôi sẽ không bao giờ biết thế nào là gói bánh, bởi nếu không có ông bà gói hộ và mang đến cho, chúng tôi cũng có thể dễ dàng mua ở bất cứ đâu. Tôi cũng sẽ không cần lo lắng các con lớn lên mà không hiểu được ý nghĩa ngày Tết là gì. Thế nhưng, tại một nơi cách Việt Nam 16 tiếng đồng hồ bay, việc cả nhà cùng gói mấy chiếc bánh chưng lại khiến tôi nao lòng đến thế. Tôi đã gần như bật khóc khi cầm thành phẩm hít hà, mùi của lá dong, mùi của nếp, mùi của Tết đây rồi. Bánh dẻo, thơm mùi lá chín, bên trong đậm đà thịt và mỡ quyện vào nhau. Bọn trẻ vui tươi nhìn mâm cơm có bánh, giò, gà luộc và dưa muối: "Trông giống Tết ở nhà ông bà rồi mẹ nhỉ?" Trường THPT Yên Dũng số 2
- HƯỚNG DẪN ÔN TẬP NGỮ VĂN 11 – HỌC KÌ 2 Hóa ra, những thứ gắn kết tôi với quê hương chính là những điều nhỏ bé như việc tự tay gói chiếc bánh chưng cùng cả nhà đón Tết nơi xứ người. Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Tôi cảm nhận sâu sắc rằng mình thực sự là một người Việt Nam. Và tôi mong rằng, các con của tôi, dù mang quốc tịch nào, sống ở đâu, cũng sẽ luôn nhận rõ mùi vị mà chúng thuộc về”. Ngô Thị Phương Lê ( Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ văn bản. Câu 2. Chỉ ra và nêu tác dụng biện pháp tu từ hoán dụ trong câu: Khi cầm trên tay cái bánh, trái tim xa quê hương của tôi phần nào được chữa lành, được an ủi. Câu 3. Trong văn bản, tại sao nhân vật “tôi ” “gần như bật khóc”? Câu 4. Thông điệp mà anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do chọn thông điệp đó. II. LÀM VĂN (7,0 điểm): Cảm nhận về của anh/chị về đoạn thơ sau: Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. (Tràng giang - Huy Cận, Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục, 2016, tr. 29 Qua việc phân tích đoạn thơ, anh/ Chị hãy nhận xét về chất cổ điển và hiện đại trong thơ Huy Cận. HẾT Trường THPT Yên Dũng số 2