Kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Có hướng dẫn chấm)
Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu:
Nhặt rau muống cọng già không dám vứt
Câu thơ xót lòng suốt tuổi thơ tôi
Thuở Hà Nội dùng phiếu tem phân phối
Viên gạch nào thay chỗ xếp hàng rau
Giờ sang Tây thấy điều này hơi lạ
Hoa thì nhiều, rau cỏ ít em ơi
Nào cần chi cao lương mĩ vị
Bữa cơm rau quê nhà, ta đãi bạn bè thân
Của một đồng công một nén, người ơi
Thương người trồng, thương người mang bao chặng đường vất vả
Nhặt rau muống cọng già không dám vứt
Ta như người mắc nợ với quê xa.
(Rau quê, Phan Quốc Linh).
Câu 1. (0.5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì?
Câu 2. (0.5 điểm) Chỉ ra một thành ngữ và một câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ?
Câu 3. (1.0 điểm) Bài thơ là lời của nhân vật trữ tình khi xa quê hương. Anh/chị hãy cho
biết nhân vật đã bày tỏ những tình cảm gì với quê hương mình? (1.0 điểm)
Cân 4. (1.0 điểm) Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao?
File đính kèm:
- kiem_tra_cuoi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022.pdf
Nội dung text: Kiểm tra cuối học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành (Có hướng dẫn chấm)
- SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: 13/12/2021 NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: Ngữ văn - Lớp 11 (Đề gồm 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ BÀI PHẦN I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và thực hiện các yêu cầu: Nhặt rau muống cọng già không dám vứt Câu thơ xót lòng suốt tuổi thơ tôi Thuở Hà Nội dùng phiếu tem phân phối Viên gạch nào thay chỗ xếp hàng rau Giờ sang Tây thấy điều này hơi lạ Hoa thì nhiều, rau cỏ ít em ơi Nào cần chi cao lương mĩ vị Bữa cơm rau quê nhà, ta đãi bạn bè thân Của một đồng công một nén, người ơi Thương người trồng, thương người mang bao chặng đường vất vả Nhặt rau muống cọng già không dám vứt Ta như người mắc nợ với quê xa. (Rau quê, Phan Quốc Linh). Câu 1. (0.5 điểm) Bài thơ trên được viết theo thể thơ gì? Câu 2. (0.5 điểm) Chỉ ra một thành ngữ và một câu tục ngữ được sử dụng trong bài thơ? Câu 3. (1.0 điểm) Bài thơ là lời của nhân vật trữ tình khi xa quê hương. Anh/chị hãy cho biết nhân vật đã bày tỏ những tình cảm gì với quê hương mình? (1.0 điểm) Cân 4. (1.0 điểm) Thông điệp nào trong bài thơ có ý nghĩa nhất đối với anh/chị? Vì sao? PHẦN II. LÀM VĂN (7.0 điểm) Câu 1. (2.0 điểm) Từ nội dung phần Đọc hiểu, hãy viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của quê hương đối với đời sống mỗi con người. Câu 2. (5.0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam) HẾT
- SỞ GD&ĐT KON TUM KIỂM TRA CUỐI HỌC KỲ I NĂM HỌC 2021-2022 TRƯỜNG THPT CHUYÊN Ngày kiểm tra: 13/12/2021 NGUYỄN TẤT THÀNH Môn: Ngữ văn - Lớp 11 HƯỚNG DẪN CHẤM (Bản Hướng dẫn chấm gồm 02 trang) I. HƯỚNG DẪN CHUNG: - Trên cơ sở Đáp án và thang điểm (mục II), giáo viên đánh giá kiến thức và kĩ năng làm bài của học sinh. Do đặc trưng bộ môn, nội dung đáp án chỉ mang tính định hướng, người chấm cần linh hoạt trong việc cho điểm. Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo. - Tổng điểm toàn bài: 10.0 điểm, điểm làm tròn đến 01 chữ số thập phân. Ví dụ: 0.25 → 0.3; 0.75→0.8 II. ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM Phần Câu Nội dung Điểm I 1 Thể thơ tự do 0.5 (HS nêu thể thơ khác với đáp án: 0.0 điểm) 2 - Thành ngữ: cao lương mĩ vị (0.25 điểm) 0.5 - Tục ngữ: Của một đồng công một nén (0.25 điểm) 3 Nhân vật đã bày tỏ những tình cảm với quê hương: 1.0 - Nhớ lại một thời lịch sử khó khăn của dân tộc ta (thời bao cấp khi nước ta còn dùng tem phiếu) - Nhớ những nét đẹp bình dị ở quê nhà: món rau muống đơn giản, bữa ăn với bạn bè, với gia đình. - Trân trọng nét đẹp tâm hồn của người Việt (đức tính cần cù, chịu khó, trân trọng những điều nhỏ bé, bình dị) * HS nêu được đầy đủ 3 ý - 1.0đ; 2 ý - 0.75đ; 1 ý - 0.5đ) * HS diễn đạt theo cách khác nhưng vẫn hướng đến các ý trên vẫn đạt điểm tối đa 4 Thông điệp rút ra từ bài thơ: 1.0 Gợi ý tham khảo: - Cần biết nâng niu, trân trọng những giá trị bình dị ở quanh ta, đôi khi đó chỉ là bữa cơm đơn giản mà ta ăn, những thời gian ta được dành cho người thân và gia đình. Điều mà chỉ khi không còn nữa ta mới thấy nó đáng quý. - Trân trọng, phát huy những giá trị tinh thần tốt đẹp mà cha ông đã tạo dựng. - Nỗi nhớ nhung, tình yêu quê hương xứ sở của những người con xa quê. * HS có thể bày tỏ quan điểm của mình về thông điệp mà HS thấy ý nghĩa nhất (chỉ cần nêu được 1 ý và lý giải một cách thuyết phục thì đạt 1.0 điểm) II 1 Từ nội dung đoạn trích Đọc hiểu, viết một đoạn văn (khoảng 10 dòng) 2.0 trình bày suy nghĩ về ý nghĩa của quê hương đối với đời sống mỗi con người * Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận: HS có thể trình bày đoạn văn theo 0.25 cách diễn dịch, quy nạp, tổng – phân – hợp, móc xích, song hành. * Xác định đúng vấn đề nghị luận: ý nghĩa của quê hương đối với đời sống 0.25
- mỗi con người * Triển khai vấn đề nghị luận: 1.0 - Giải thích: (0.25 điểm) Quê hương là nơi chúng ta sinh ra và lớn lên; là mảnh đất cho ta sự sống, ghi dấu những kỉ niệm và cho ta những nhận thức về cuộc đời. - Bàn luận về ý nghĩa của quê hương đối với đời sống mỗi con người: (0.5 điểm) + Quê hương là gia đình, nhà cửa, xóm làng; là tình cảm gắn bó, yêu mến, vun đắp, dựng xây để quê hương ngày càng giàu mạnh + Tình yêu quê hương biểu hiện ở ý thức, hành động của mỗi người. Nó nâng đỡ tinh thần và là đòn bẩy khiến mỗi chúng ta sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, dân tộc và với chính mình. + Tình yêu quê hương gắn liền với tình yêu tổ quốc. Đó là tình cảm thiêng liêng, cao đẹp làm nên nhân cách của một con người, là truyền thống quý báu của dân tộc ta. - Liên hệ, bài học (0.25 điểm): Kế thừa, phát huy truyền thống yêu quê hương đất nước và thể hiện tình yêu đó bằng nhiều cách khác nhau: gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống * Chính tả, dùng từ, đặt câu: đảm bảo đúng quy tắc chính tả, dùng từ, đặt 0.25 câu. * Sáng tạo: Có nhiều cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn 0.25 đề nghị luận. 2 Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Liên trong truyện ngắn “Hai đứa 5.0 trẻ” (Thạch Lam) a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận về tác phẩm truyện: Có đủ các phần mở 0.5 bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Tâm trạng của nhân vật Liên 0.5 c. Triển khai nội dung nghị luận. HS có thể trình bày theo nhiều cách khác 3.0 nhau song đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận. (0.5 điểm) * Cảm nhận về tâm trạng của nhân vật Liên (2.0 điểm) - Hoàn cảnh sống: Liên là cô bé nhỏ tuổi nhưng tuổi thơ chìm trong nỗi buồn: thầy Liên mất việc, chị em Liên phải rời xa Hà Nội về sống ở một phố huyện nghèo nàn, xơ xác. Hoàn cảnh sống đã khiến Liên có những cảm xúc, suy nghĩ già dặn trước tuổi. - Tâm trạng của nhân vật Liên + Trước cảnh thiên nhiên nơi phố huyện: Tâm hồn Liên buồn man mác và có những cảm nhận tinh tế về cảnh vật thiên nhiên trước giờ khắc của ngày tàn: cảnh trời chiều (âm thanh: tiếng trống thu không, ếch nhái kêu ran, tiếng muỗi vo ve; màu sắc: phương tây đỏ rực như lửa cháy, đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn; đường nét: lũy tre làng đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời); cảnh chợ chiều (trên mặt đất chỉ còn rác rưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía); mùi vị riêng của xứ sở (mùi âm ẩm bốc lên, ) + Trước những cảnh đời nơi phố huyện: Liên cảm thấy ái ngại, thương xót
- cho cuộc sống nghèo khổ, quẩn quanh của những con người nơi phố huyện: những đứa trẻ ven chợ (lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi); mẹ con chị Tí (ngày, chị mò cua bắt tép, tối đến chị mới dọn cái hàng nước dưới gốc cây bàng) + Đợi chuyến tàu đêm muộn: Liên cố thức đợi chuyến tàu đi qua; háo hức, mải mê dõi theo chuyến tàu với những hồi tưởng về Hà Nội trong dĩ vãng; buồn bã, nuối tiếc khi tàu đi khuất. * Đánh giá chung: (0.5 điểm) - Truyện ngắn tâm tình, bút pháp lãng mạn, tâm lí nhân vật được bộc lộ một cách sâu sắc và tinh tế. - Tấm lòng nhân đạo của Thạch Lam: cảm thông đối với những kiếp người tàn lụi; trân trọng ước mơ của con người đặc biệt là ước mơ của trẻ thơ. d. Sáng tạo: Có cách diễn đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề 0.5 nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.5 HẾT