Kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyên (Có đáp án)

Đọc đoạn trích:

        Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi đứa bé nhất hãy còn bế trên tay.

       Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn. Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó.

           (Trích Nhà mẹ Lê - Thạch Lam tuyển tập, Nhà xuất bản Văn học 2019, tr130,131)

 Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt đựợc sử dụng trong đoạn trích.

Câu 2: Trong đoạn trích, nhà mẹ Lê được miêu tả qua những chi tiết nào?

Câu 3: Tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” .
Câu 4: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.

docx 6 trang Yến Phương 22/02/2023 5020
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyên (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • docxkiem_tra_cuoi_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_truo.docx

Nội dung text: Kiểm tra cuối kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Lương Ngọc Quyên (Có đáp án)

  1. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ Văn - Khối 11 (Thời gian làm bài: 90 phút,không kể thời gian phát đề) (Đề gồm 02 trang) Họ,tên thí sinh: Số báo danh: I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích: Nhà mẹ Lê là một gia đình một người mẹ với mười một người con. Bác Lê là một người đàn bà nhà quê chắc chắn và thấp bé, da mặt và chân tay răn reo như một quả trám khô. Khi bác mới đến phố, ai ai cũng chú ý đến đám con của bác: mười một đứa, mà đứa nhớn mới có mười bảy tuổi đứa bé nhất hãy còn bế trên tay. Mẹ con bác ta ở một căn nhà cuối phố, một căn nhà cũng lụp xụp như những căn nhà khác. Chừng ấy người chen chúc trong một khoảng rộng độ bằng hai chiếc chiếu, có mỗi một chiếc giường nan đã gẫy nát. Mùa rét thì giải ổ rơm đầy nhà, mẹ con cùng nằm ngủ trên đó, trông như một cái ổ chó, chó mẹ và chó con lúc nhúc. Đối với những người nghèo như bác, một chỗ ở như thế cũng tươm tất lắm rồi. Nhưng còn cách kiếm ăn. Bác Lê chật vật, khó khăn suốt ngày cũng không đủ nuôi chừng ấy đứa con. Từ buổi sáng tinh sương, mùa nực cũng như mùa rét, bác ta đã phải trở dậy để đi làm mướn cho những người có ruộng trong làng. Những ngày có người mướn ấy, tuy bác phải làm vất vả, nhưng chắc chắn buổi tối được mấy bát gạo và mấy đồng xu về nuôi lũ con đói đợi ở nhà. Đó là những ngày sung sướng. Nhưng đến mùa rét, khi các ruộng kia đã gặt rồi, cánh đồng chỉ còn trơ cuống rạ dưới gió bấc lạnh như lưỡi dao sắc khía vào da, bác Lê lo sợ, vì không ai mướn bác làm việc gì nữa. Thế là cả nhà nhịn đói. Mấy đứa nhỏ nhất, con Tý, con Phún, thằng Hy mà con chị nó bế, chúng nó khóc lả đi mà không có cái ăn. Dưới manh áo rách nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết. Bác Lê ôm ấp lấy con trong ổ rơm, để mong lấy cái ấm của mình ấp ủ cho nó. (Trích Nhà mẹ Lê - Thạch Lam tuyển tập, Nhà xuất bản Văn học 2019, tr130,131) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt đựợc sử dụng trong đoạn trích. Câu 2: Trong đoạn trích, nhà mẹ Lê được miêu tả qua những chi tiết nào? Câu 3: Tác dụng của một biện pháp tu từ trong câu văn “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” . Câu 4: Theo anh/chị, nhà văn đã thể hiện tình cảm gì đối với nhân vật? Anh/chị hãy nhận xét về tình cảm đó.
  2. II. LÀM VĂN (7 điểm) Câu 1 (2,0 điểm): Anh/chị hãy viết một đoạn văn (khoảng 150 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vai trò của tình mẫu tử đối với cuộc sống của con người? Câu 2 (5.0 điểm) Cho văn bản sau: “Liên cũng trông thấy ngọn lửa xanh biếc, sát mặt đất như ma trơi. Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo ngọn gió xa xôi. Liên đánh thức em: - Dậy đi, An. Tàu đến rồi. An nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. Hai chị em nghe thấy tiếng dồn đập, tiếng xe rít mạnh vào ghi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa, tiếp đến tiếng hành khách ồn ào khe khẽ. Mấy năm nay buôn bán kém nên người lên xuống ít, có khi hai chị em đợi chờ chẳng thấy ai. Trước kia, ở sân ga, có mấy hàng cơm mở đón khách, đèn sáng cho đến nửa đêm. Nhưng bây giờ họ đóng cửa cả rồi, cũng im lặng tối đen như ngoài phố. Hai chị em chờ không lâu. Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới. Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua, các toa đèn sáng trưng, chiếu ánh cả xuống đường. Liên chỉ thoáng trông thấy những toa hạng trên sang trọng lố nhố những người, đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Rồi chiếc tàu đi vào đêm tối, để lại những đốm than đỏ tung bay trên đường sắt. Hai chị em còn nhìn theo cái chấm nhỏ của chiếc đèn xanh treo trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre. - Tàu hôm nay không đông, chị nhỉ. Liên cầm tay em không đáp. Chuyến tàu đêm nay không đông như mọi khi, thưa vắng người và hình như kém sáng hơn. Nhưng họ ở Hà Nội về! Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua. Một thế giới khác hẳn, đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng ngọn đèn của chị Tí và ánh lửa của bác Siêu. Đêm tối vẫn bao bọc chung quanh, đêm của đất quê, và ngoài kia, đồng ruộng mênh mang và yên lặng.” (Trích “Hai đứa trẻ” - Thạch Lam- SGK Ngữ văn 11, tập 1,NXBGD 2010, trang 100) Anh/ chị hãy phân tích tâm trạng của nhân vật Liên trong đoạn trích trên. Hết Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!
  3. SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO THÁI NGUYÊN KIỂM TRA CUỐI KÌ I NĂM HỌC 2022 – 2023 TRƯỜNG THPT LƯƠNG NGỌC QUYẾN Môn: Ngữ Văn - Khối 11 ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM (Đáp án và hướng dẫn chấm gồm 4 trang) Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 3,0 1 Các phương thức biểu đạt: tự sự, miêu tả 0,75 Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Trả lời 01 phương thức cho 0,5 điểm - Học sinh trả lời không chính xác nội dung thông tin; hoặc không trả lời: không cho điểm. 2 Trong đoạn trích, nhà mẹ Lê được miêu tả qua những chi tiết: một căn 0,75 nhà cuối phố, cái nhà cũng lụp xụp, một chiếc giường nan đã gẫy nát Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án: 0,75 điểm. - Học sinh trả lời được 2/3 chi tiết, hình ảnh: 0,5 điểm - Học sinh trả lời được 1/3 chi tiết, hình ảnh: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không chính xác hoặc không trả lời: không cho điểm 3 - Chỉ ra biện pháp tu từ so sánh “Dưới manh áo nát, thịt chúng nó 1,0 thâm tím lại vì rét, như thịt con trâu chết” [so sánh con người với con vật, lại là con vật chết] - Tác dụng: Đây là 1 hình ảnh đầy ám ảnh, khắc sâu sự nghèo khổ, tội nghiệp, đáng thương của nhà bác Lê. Hướng dẫn chấm: - Học sinh trả lời như đáp án hoặc có cách diễn đạt khác nhưng vẫn đảm bảo ý: 1,0 điểm. - Học sinh trả lời có được 1/2 số ý: 0,5 điểm. - Học sinh trả lời được một ý nhưng diễn đạt còn chưa sáng rõ: 0,25 điểm. - Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: Không cho điểm 4 Tình cảm của nhà văn: Yêu thương, xót xa, ái ngại cho cảnh ngộ 0,5 nghèo khổ của nhà bác Lê. Đó là tình cảm nhân đạo sâu sắc. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nhận xét được đầy đủ: 0,5 điểm - Học sinh nhận xét được 1/2 ý như đáp án: 0,25 điểm - Học sinh trả lời không chính xác nội dung hoặc không trả lời: Không cho điểm II LÀM VĂN
  4. Viết đoạn văn a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trình bày suy nghĩ của em về 0,25 vai trò của tình mẫu tử đối với cuộc sống của con người c. Triển khai vấn đề nghị luận 0,75 - Giới thiệu về tình mẫu tử. - Tình mẫu tử là gì: là tình cảm, quan tâm, chăm sóc của người mẹ dành cho con. - Vai trò, ý nghĩa của tình mẫu tử đối với cuộc sống con người: tình mẫu tử và sự quan tâm chăm sóc giúp mỗi chúng ta lớn lên, nuôi dưỡng tâm hồn con người, hun đúc cho chúng ta những thứ tình cảm quý báu khác và giúp ta trở thành một con người có ích cho xã hội, - Trách nhiệm của mỗi người đối với tình mẫu tử. - Khẳng định sự thiêng liêng và ý nghĩa cao cả của tình mẫu tử. Hướng dẫn chấm: - Lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữ lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm). - Lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm có nhiều hơn 03 lỗi chính tả và ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về một vấn đề xã hội; có sáng tạo trong viết câu, dựng đoạn làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Phân tích diễn biến tâm trạng của nhân vật Liên 5.0 a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái
  5. quát được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: diễn biến tâm trạng của nhân 0,5 vật Liên Hướng dẫn chấm: - Học sinh xác định đúng vấn đề nghị luận: 0,5 điểm - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm c. Triển khai vấn đề nghị luận thành cách luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng, đảm bảo yêu cầu sau: * Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm (0,25 điểm), vấn đề nghị 0,5 luận (0,25) - Tác giả. - Tác phẩm - Tâm trạng của chị em Liên An khi chuyến tàu đêm đi qua phố huyện. - Đây là đoạn trích làm rõ bút lực của Thạch Lam và chủ đề của thiên truyện. Phân tích 2,5 - Giới thiệu lô gic của đoạn trích trong tác phẩm - Tâm trạng của Liên khi chuyến tàu đến và đi qua: + Tâm trạng khi tàu chuẩn bị xuất hiện: Háo hức, mong chờ (phân tích các dấu hiệu của đoàn tàu) + Tâm trạng khi con tàu đến: Vui mừng, hạnh phúc. (Phân tích âm thanh, ánh sáng, chuyển động của đoàn tàu) + Tâm trạng khi tàu đi qua: Nuối tiếc, hụt hẫng. (Tàu đi để lại đốm than đỏ tung bay; nhìn theo chấm nhỏ của đèn xanh treo ở toa sau cùng; tàu không đông như mọi khi; Liên lặng theo mơ tưởng; cảm nhận về không gian mênh mông và yên lặng xung quanh) - Tâm trạng chờ đợi đoàn tàu của Liên có ý nghĩa: + Thể hiện ý thức vượt thoát khỏi hoàn cảnh thực tại (mơ hồ mà mãnh liệt) + Trân trọng, nâng niu khát vọng vươn ra ánh sáng, vượt thoát khỏi cuộc sống tù túng, quẩn quanh, nhạt nhẽo. - Nghệ thuật miêu tả tâm trạng: đi sâu vào thế giới nội tâm mơ hồ mà tinh tế; cốt truyện đơn giản, tác phẩm văn xuôi như bài thơ trữ tình, ngôn ngữ giản dị có tính biểu cảm cao. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc: 2,0 - 2,5 điểm. - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu sắc: 1,0 - 1,75 điểm - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá 0,5 - Liên là một cô bé nhạy cảm tinh tế, giàu mơ ước, giàu khát khao, hi
  6. vọng về một tương lai tươi sáng. - Đoạn văn đã thể hiện phong cách nghệ thuật của Thạch Lam. Hướng dẫn chấm: - Học sinh đánh giá được 2 ý: 0,5 điểm. - Học sinh đánh giá được 1 ý: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt. Hướng dẫn chấm: - Không cho điểm nếu bài làm mắc từ 05 lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh, mở rộng để làm nổi bật nét đặc sắc của truyện ngắn Nguyễn Tuân; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0