Kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
I. ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu :
Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập – bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò trong tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế, bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại, nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tăm tối, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến.
Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách – những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà cả ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu.
(Quên hôm qua, sống cho ngày mai- Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.129)
Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích.
Câu 2. (0.5 điểm) Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phải làm gì?
Câu 3. (1.0 điểm) Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi con người không dám đối diện với nỗi sợ hãi ?
Câu 4. (1.0 điểm) Anh/Chị hãy nhận xét về quan điểm của tác giả thể hiện trong đoạn trích.
File đính kèm:
- kiem_tra_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023.doc
Nội dung text: Kiểm tra giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 (Có hướng dẫn chấm)
- TRƯỜNG . KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I MÔN NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2022-2023 Thời gian: 90 phút (KKGĐ) MA TRẬN KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIÊM TRA. 1. Kiến thức: Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kỹ năng đối với một số nội dung Đọc hiểu và Làm văn trọng tâm trong chương trình Ngữ Văn 11 nửa đầu học kỳ I. 2. Kỹ năng: Đánh giá kỹ năng Đọc hiểu một văn bản ngoài sách giáo khoa và kỹ năng vận dụng các thao tác lập luận để viết bài văn nghị luận văn học; kỹ năng trình bày và diễn đạt các nội dung bài viết một cách rõ ràng, đúng quy cách. 3. Thái độ: Có quan điểm tích cực trước những vấn đề cần nghị luận, có ý thức sống lành mạnh, có tâm hồn phong phú. 4. Năng lực: Phát huy năng lực tư duy, năng lực sử dụng ngôn ngữ, năng lực sáng tạo của học sinh. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA: 1. Hình thức: Tự luận, thời gian 90 phút 2. Cách thức tổ chức kiểm tra: Kiểm tra chung. III. THIẾT LẬP MA TRẬN Vận dụng Cấp độ Cấp Nhận biết Thông hiểu Cấp độ Cộng độ Lĩnh vực thấp Cao - Phương - Hiểu được - Trình bày I. Đọc- hiểu thức biểu nội dung quan điểm, suy -Ngữ liệu: đạt. chính của nghĩ của bản Đoạn trích văn bản - Thao tác đoạn trích/ thân từ vấn đề khoảng từ 150 đến lập luận văn bản. 300 chữ. - Phong cách - Giải thích đặt ra trong - Nội dung: Phù hợp ngôn ngữ được từ ngữ, đoạn trích /văn với các chuẩn mực - Từ ngữ, hình ảnh bản. đạo đức, quy phạm hình ảnh, trong đoạn pháp luật. câu văn, chi trích/văn bản. tiết có trong - Giá trị biểu đoạn trích/ đạt của biện văn bản. pháp tu từ trong đoạn trích/văn bản. Số câu: 2 1 1 4 Số điểm: 1.0 1.0 1.0 3.0
- Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 30 % II. Làm văn: Nghị Viết luận văn học bài - Nội dung: văn + Nghị luận về một nghị đoạn trích/ văn bản luận thơ/ văn tế hoặc một văn khía cạnh của đoạn học trích/ văn bản thơ/ hoàn văn tế chỉnh - Ngữ liệu: Một . trong các văn bản sau: - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) - Tự Tình ( Hồ Xuân Hương) - Thương vợ (Trần Tế Xương) - Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) Số câu: 1 1 Số điểm: 7.0 7.0 Tỉ lệ %: 70 % 70 % Tổng số câu: 2 1 1 1 5 Tổng số điểm: 1.0 1.0 1.0 7.0 10.0 Tỉ lệ %: 10 % 10 % 10 % 70 % 100 %
- BẢNG ĐẶC TẢ CHI TIẾT MA TRẬN KIỂM TRA I. MỤC TIÊU ĐỀ KIỂM TRA - Thu thập thông tin, đánh giá mức độ đạt được của quá trình dạy học so với yêu cầu đạt chuẩn kiến thức - kỹ năng của chương trình giáo dục. - Nắm bắt khả năng học tập, mức độ phân hóa về học lực của học sinh. Trên cơ sở đó, giáo viên có kế hoạch dạy học phù hợp với từng đối tượng học sinh nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Ngữ văn. II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận III. ĐẶC TẢ MA TRẬN PHẦN đọc Câu/ Nội dung Thang điểm hiểu Bài - Ngữ liệu: Nhận Gv ra 2 câu 1.0 điểm Trích đoạn biết văn bản. 1 Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu? 0.5 điểm - Tiêu chí lựa chọn 2 Tìm từ ngữ, hình ảnh, câu văn, chi tiết trong 0.5 điểm ngữ liệu: văn bản + Độ dài: Thông Gv ra 1 câu 1.0 điểm tối đa 300 hiểu chữ; 3 Giải thích từ ngữ, hình ảnh trong đoạn 1.0 điểm + Đoạn trích/văn bản? trích VB ngoài Vận Gv ra 1 câu- cấp độ thấp 1.0 điểm chương dụng trình, 4 - Trình bày quan điểm, suy nghĩ của bản 1.0 điểm không giới thân từ vấn đề đặt ra trong đoạn trích /văn hạn thể bản. loại. + Phù hợp với quy phạm pháp luật, chuẩn mực đạo đức Phần làm Bài Nghị luận về khía cạnh của văn bản thơ 7.0 điểm, cụ thể văn văn - Cấu trúc:0.5 nghị - Ngữ liệu: -Luận đề:0.5 luận - Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) - Mở bài: 1.0 văn -Thân bài: 3.5
- học +nội dung:2.5 hoàn +nghệ thuật:1.0 chỉnh -Kết bài: 0.5 -Chính tả, diễn đạt: 0.5 -Sáng tạo:0.5
- ĐỀ BÀI I. ĐỌC HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích sau đây và thực hiện các yêu cầu : Trong mỗi người chúng ta có chứa đựng hai phần đối lập – bóng tối và ánh sáng. Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ nhận mặt xấu trong con người mình. Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò trong tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế, bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Ngược lại, nếu ta can đảm đương đầu và chiếu rọi ánh sáng vào những vùng tăm tối, bóng tối sẽ lùi lại và tan biến. Thật vậy, sự trưởng thành của mỗi người phụ thuộc vào sự dũng cảm đối mặt với thử thách – những thử thách không chỉ ở thế giới bên ngoài mà cả ở thế giới nội tâm. Bóng tối sẽ không thể tồn tại nếu ta phơi bày nó trước ánh sáng của sự thiện tâm, lòng nhân hậu và sự khoan dung, bởi chẳng có bóng tối nào trên thế gian này có sức mạnh và quyền năng to lớn bằng tình yêu. (Quên hôm qua, sống cho ngày mai- Tian Dayton, NXB Tổng hợp TP.HCM, tr.129) Câu 1. (0.5 điểm) Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. Câu 2. (0.5 điểm) Dựa vào đoạn trích, hãy cho biết để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phải làm gì? Câu 3. (1.0 điểm) Điều gì sẽ xảy ra nếu mỗi con người không dám đối diện với nỗi sợ hãi ? Câu 4. (1.0 điểm) Anh/Chị hãy nhận xét về quan điểm của tác giả thể hiện trong đoạn trích. II. LÀM VĂN (7điểm) Phân tích cảnh thu, tình thu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến.
- HƯỚNG DẪN CHẤM (Hướng dẫn chấm này gồm 02 trang) GV cần quan sát bài làm của học sinh để đánh giá một cách tổng quát, tránh đếm ý cho điểm. Điểm thành phần tính đến 0.25. Điểm tổng toàn bài làm tròn theo quy định. PHẦN NỘI DUNG ĐIỂM Đọc 3.0 hiểu Câu 1 Phương thức nghị luận 0.5 Câu 2 Để hạnh phúc luôn mỉm cười, ta cần phát huy mặt tốt và không phủ 0.5 nhận mặt xấu trong con người mình Câu 3 HS có thể trình bày theo cách hiểu của mình nhưng phải đảm bảo 1.0 theo ý sau: Khi không dám đối diện với nỗi sợ hãi và cơn ác mộng giày vò trong tâm trí, ta sẽ gián tiếp khước từ những cảm xúc tốt đẹp đang hiện hữu trong trái tim mình. Và cứ thế, bóng tối dần xâm chiếm và bao phủ lên những điều tuyệt vời ta đang có. Câu 4 Quan điểm mà tác giả thể hiện trong đoạn trích: Để trưởng thành, mỗi con người phải dũng cảm đối diện với cái xấu ở ngay trong chính con người mình. Đây là một quan điểm đúng đắn, có ý nghĩa 1.0 cảnh tỉnh, động viên khích lệ mỗi người Làm Phân tích cảnh thu, tình thu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” của 7.0 văn Nguyễn Khuyến. 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề nghị 0.5 luận. Thân bài triển khai các luận điểm để giải quyết vấn đề. Kết bài đánh giá, kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề nghị luận: Cảm nhận về bài thơ nêu trong 0.5 đề bài và liên hệ đúng theo yêu cầu của đề. 3. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt 5.0 các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể trình bày hệ thống các luận điểm theo nhiều cách khác nhau nhưng cần đảm bảo các nội dung sau: -Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và vấn đề cần nghị luận: Nguyễn Khuyến là bậc túc nho tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân nhưng bất lực trước thời cuộc; được mệnh danh là “ nhà thơ của dân tình làng cảnh Việt Nam”. Bài thơ “Câu cá mùa thu” nằm trong chùm 3 bài thơ thu của Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của tác giả. - Nội dung + Cảnh thu mang nét vẻ đặc trưng ở làng quê Bắc bộ, vùng nông
- thôn Việt Nam. * Hai câu đề : Giới thiệu mùa thu với hai hình ảnh vừa đối lập, vừa cân đối hài hòa; bộc lộ rung cảm của tâm hồn thi sĩ trước cảnh đẹp mùa thu. * Hai câu thực : Tiếp tục nét vẽ về mùa thu với hình ảnh sóng biếc gợn thành hình, lá vàng rơi thành tiếng, gợi vẻ tỉnh lặng của mùa thu. * Hai câu luận : Không gian của bức tranh thu được mở rộng cả về chiều cao của trời và chiều sâu của ngõ trúc và chiều dài của ao thu với nét đặc trưng của cảnh thu đồng bằng Bắc Bộ thanh, cao, trong, nhẹ. *. Điểm nhìn : - Từ gần đến cao xa - Từ cao xa đến gần => Không gian, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động *. Vẻ đẹp cảnh thu : Màu sắc: Nước trong veo - màu xanh : ao, sóng, trúc, trời, bèo - màu vàng : chỉ có chiéc lá vàng mùa thu rơi + Các chuyển động rất nhẹ : Sóng hơi gợn, mây lơ lửng, lá khẽ đưa, cá đớp động + Ao thu : nhỏ, thuyền câu bé, con người như thu lại. => Cảnh đẹp nhưng tĩnh lặng và đượm buồn, qua đó thấy được tình yêu thiên nhiên, quê hương của tác giả. + Tình thu : * Hai câu kết : Hình ảnh của ông câu cá trong không gian thu tĩnh lặng và tâm trạng u buồn trước thời thế. -Câu cá nhưng thật ra để đón nhận : Cảnh thu, trời thu vào cõi lòng - Cõi lòng nhà thơ : Yên tỉnh , vắng lặng - Không gian tỉnh lặng Cảm nhận nổi cô quạnh - Tâm trạng : buồn, đầy uẩn khúc trước thời thế => Thi nhân quay về cõi lòng để trầm tư, thể hiện tấm lòng với dân với nước. + Nghệ thuật - Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh - Vận dụng tài tình nghệ thuật đối 4. Sáng tạo: Có cách diễn đạt độc đáo; thể hiện được những cảm 0.5 nhận sâu sắc về vấn đề nghị luận. 5. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp, 0.5 ngữ nghĩa tiếng Việt. ĐIỂM TOÀN BÀI: I + II = 10.00