Kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án và thang điểm)

Đọc đoạn trích: 

Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái.

Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt - như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan - thì con cái không thể nên thành được.

…Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn.

(Nguyễn Sự - Người lớn phải là tấm gương soi chiếu. Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018)

Thực hiện các yêu cầu sau:

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích.

Câu 2. Theo tác giả, nếp nhà là gì?

Câu 3. Anh/Chị hiểu ý kiến: “Giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình” như thế nào?

Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình” không? Vì sao?

doc 4 trang Yến Phương 23/06/2023 2060
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án và thang điểm)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_truong_th.doc

Nội dung text: Kiểm tra học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có đáp án và thang điểm)

  1. TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ KIỂM TRA HỌC KÌ I, KHỐI 11 TỔ NGỮ VĂN Môn: Ngữ văn (Đề gồm có 01 trang) Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian phát đề I. ĐỌC-HIỂU (3 điểm) Đọc đoạn trích: Xã hội và đời sống đã có nhiều thay đổi thì dù ít dù nhiều nếp nhà có biến đổi cũng là lẽ đương nhiên. Nhưng, quan trọng nhất là hồn cốt của gia phong vẫn còn được giữ, có giá trị định hình, nuôi dưỡng nhân cách của mỗi thành viên, đặc biệt là con cái. Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. Bảo bọc nhau bằng cách là bảo ban giữ những điều tốt đẹp và để ứng xử với người trong gia đình, với người ngoài xã hội. Nếp nhà mà giữ không tốt thì đừng nói chuyện giữ cho xã hội tốt đẹp được. Điều đáng nói, giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. Quan trọng để giữ nếp nhà là người lớn phải là tấm gương soi chiếu để cho con cái học theo. Cha mẹ mà không tốt - như bây giờ đang có hiện tượng xã hội xảy ra là cha mẹ có quyền có chức mà cố vơ vét rồi tham nhũng khi làm quan - thì con cái không thể nên thành được. Cho nên, gia đình là cái mốc đầu tiên, gia đình rồi mới tới làng xã, rồi tới môi trường rộng lớn hơn là xã hội. Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình. Văn hóa gia đình mà không lo giữ thì xã hội cũng sẽ loạn. (Nguyễn Sự - Người lớn phải là tấm gương soi chiếu. Dẫn theo Tuổi trẻ online ngày 25.02.2018) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích. Câu 2. Theo tác giả, nếp nhà là gì? Câu 3. Anh/Chị hiểu ý kiến: “Giữ nếp nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình” như thế nào? Câu 4. Anh/Chị có đồng tình với quan điểm “Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình” không? Vì sao? II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một đoạn văn khoảng 200 chữ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại. Câu 2. (5,0 điểm) Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. Hết
  2. 2 ĐÁP ÁN - THANG ĐIỂM (Đáp án - Thang điểm gồm có 03 trang) Phần Câu/Ý Nội dung Điểm I ĐỌC-HIỂU 3.0 1 Phương thức biểu đạt chính: nghị luận. 0,5 2 Nếp nhà là sự gắn bó giữa các thành viên, là những người trong 0, 5 gia đình phải biết yêu thương nhau, nhường nhịn nhau, nhưng đùm bọc không có nghĩa là chấp nhận những việc làm sai trái của những người trong gia đình mình. 3 Học sinh tự trình bày quan điểm của cá nhân mình về: giữ nếp 0,75 nhà là giữ những điều tốt đẹp, chứ không phải tự vun vén cho riêng gia đình mình. 4 Học sinh có thể trả lời đồng ý hoặc không đồng ý với quan 1,0 điểm của tác giả. Giám khảo cho điểm tùy vào việc giải thích hợp lý, thuyết phục của thí sinh. Gợi ý: Đồng tình với quan điểm: “Xã hội có tốt đẹp hay không thì phải xuất phát từ cái gốc quan trọng nhất là gia đình.”. Vì: Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội. Gia đình bao gồm các thành viên, mỗi thành viên cũng chính là một công dân. Khi gia đình có nền tảng tốt, có những thành viên ưu tú thì xã hội sẽ phát triển tốt đẹp. Ngược lại, nếu gia đình đi xuống thì xã hội cũng sẽ kém phát triển, tụt lùi. II LÀM VĂN 1 Từ nội dung đoạn trích ở phần Đọc hiểu, anh/ chị hãy viết một 2,0 đoạn văn khoảng 200 chữ về cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại. a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng -phân-hợp, song hành hoặc móc xích. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một vấn đề xã hội: 0,25 cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại. c. Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai 1,0 vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ cách giữ gìn văn hóa gia đình trong xã hội hiện đại. Có thể triển khai theo hướng sau:
  3. 3 - Nếp nhà là gì? Một số quan điểm về nếp nhà + “Nhà phải có gia phong”, đó chính là nếp nhà, mà bây giờ nếp nhà được gọi là văn hóa gia đình. + Nếp nhà là rường cột gia đình. + Nếp nhà lung lay sẽ khiến đạo đức gia đình xuống cấp, đời sống trong gia đình theo đó bất ổn. + Nếp nhà vững thì gia đình mới ổn định và phát triển. - Nếp nhà của người Việt: là những cách ứng xử, là lời ăn tiếng nói, là tình yêu đối với truyền thống văn hóa gia đình. (truyền thống kính trọng người già, tôn sư trọng đạo, nếp hiếu học, là tình yêu với nghề gia truyền, nét văn hoá kinh doanh, trách nhiệm với di sản của thế hệ trước để lại ) - Trong xã hội hiện đại, những tác động từ sự hội nhập phát triển tới gia đình rất mạnh mẽ, bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực. + Tích cực: đời sống gia đình văn minh, tiến bộ, phát triển hơn. + Tiêu cực: • Đó là tình trạng bạo lực gia đình vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức, mức độ khác nhau, phụ nữ và trẻ em bị xâm hại, bạo hành gia tăng. • Đời sống hôn nhân bất ổn với tỉ lệ “ly hôn xanh” ngày một nhiều. • Có không ít gia đình đã thay thế việc giao tiếp với nhau bằng công nghệ; trong những bữa cơm, cha mẹ, con cái cứ mỗi người một smartphone, một mối quan tâm riêng. •Ở ngoài xã hội bỏ rất nhiều công sức để chăm sóc nhân viên, chiều chuộng sếp, giữ chân khách hàng nhưng về nhà lại không quan tâm chăm sóc người thân. • Gia đình bị chi phối mạnh mẽ bởi công nghệ ngày một nhiều - Làm thế nào để giữ gìn nếp nhà trước cuộc sống hiện đại? + Người lớn trong gia đình cần làm gương để con cái noi theo. + Giáo dục, tuyên truyền để mỗi người dân có ý thức giữ gìn, bảo vệ nếp nhà trong sự hội nhập là cấp thiết. d. Sáng tạo 0,25 Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng 0,25 từ, đặt câu. 2 Cảm nhận của anh/chị về nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm 5.0 “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân.
  4. 4 1. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: Mở bài nêu được vấn đề; Thân bài triển 0.5 khai được vấn đề; Kết bài kết luận được vấn đề. 2. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Cảm nhận nhân vật Huấn Cao trong tác 0.25 phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân. 3. Triển khai vấn đề nghị luận: Vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Học sinh có thể sắp xếp các luận điểm theo nhiều cách nhưng về cơ bản, cần đảm bảo những yêu cầu sau: a. Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm “Chữ người tử tù” và nhân vật 0.5 Huấn Cao. b. Cảm nhận vẻ đẹp nhân vật Huấn Cao: * Về nội dung: - Huấn Cao mang cốt cách của người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư 0.75 pháp: viết chữ nhanh, đẹp, vuông và có thần - Huấn Cao có khí phách hiên ngang, bất khuất của một trang anh hùng nghĩa liệt: xem thường cường quyền phi nghĩa, cái chết 0.75 - Huấn Cao có thiên lương trong sáng: luôn trân quý tài năng, trọng nghĩa khinh lợi, mềm lòng trước cái đẹp, cái thiện và hướng người khác gìn giữ thiên 0.75 lương * Về nghệ thuật: 0.75 - Đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo. - Khắc họa nhân vật ấn tượng bằng bút pháp lãng mạn để làm nổi bật vẻ đẹp lí tưởng của nhân vật. - Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại c. Đánh giá chung: 0.25 Nhân vật Huấn Cao kết tinh bút pháp nghệ thuật tài hoa, độc đáo của Nguyễn Tuân. Qua nhân vật Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan điểm thẩm mĩ tiến bộ và tấm lòng yêu nước kín đáo. 4/ Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn 0.25 đề nghị luận 5/ Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. 0.25 Hết