Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Dầu Tiếng (Có đáp án)

Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm) 
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 
... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin 
không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng 
xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức ... và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể 
hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở 
nên vô trách nhiệm, vô văn hóa... Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm 
nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu 
đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, 
làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt... 
(Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn) 
Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản 
Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. 
Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. 
Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của Facebook 
đối với giới trẻ ngày nay.
pdf 12 trang Yến Phương 22/02/2023 3000
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Dầu Tiếng (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_giua_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_tr.pdf

Nội dung text: Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Dầu Tiếng (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT DẦU TIẾNG ĐỀ THI GIỮA HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 Phần I: Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói riêng hàm chứa nhiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế, đạo đức và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên nhiều "ngôn ngữ mạng" trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa Không ít kẻ tung lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt (Trích Bàn về Facebook với học sinh, Lomonoxop.Edu.vn) Câu 1: Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản trên. Nêu phương thức biểu đạt chính của văn bản Câu 2: Nêu nội dung chính của văn bản. Câu 3: Chỉ ra biện pháp tu từ chính được sử dụng trong văn bản. Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó. Câu 4: Viết đoạn văn ngắn (khoảng 5 đến 7 câu) trình bày suy nghĩ của anh/chị về tác hại của Facebook đối với giới trẻ ngày nay. PHẦN II: LÀM VĂN (7 điểm) Phân tích bài thơ Thương vợ của Trần Tế Xương để thấy được tấm lòng yêu thương, quý trọng vợ và nhân cách cao đẹp của nhà thơ. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 Phần I: Đọc - hiểu Câu 1: Trang | 1
  2. - Văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ chính luận - Phương thức biểu đạt chính: nghị luận Câu 2: - Nội dung chính: Bàn về tác hại của facebook/ Facebook và sự ảnh hưởng của nó đến các mặt đời sống xã hội. Câu 3: - Biện pháp tu từ: liệt kê - Tác dụng: + Nhấn mạnh những ảnh hưởng của facebook + Đoạn văn nhịp nhàng, cân đối, giàu sức diễn đạt. Câu 4: - Yêu cầu HS nắm vững kĩ năng viết đoạn văn ngắn đảm bảo về hình thức, nội dung, không sai ngữ pháp, dùng từ, đặt câu - Một số tác hại: Tốn thời gian; ảnh hưởng đến sức khỏe và học tập; dễ bị lừa đảo; bị ăn cắp thông tin cá nhân Phần II: Làm văn 1. Mở bài: - Giới thiệu đôi nét về nhà thơ Trần Tế Xương, hay còn gọi là Tú Xương hay Tú Mỡ, là một trong những nhà thơ có cách viết trào phúng, hài hước. - Giới thiệu về bài thơ "Thương vợ". 2. Thân bài: a. Hình ảnh bà Tú: * Hai câu thực: “Quanh năm buôn bán ở mom sông Nuôi đủ năm con với một chồng” - Công việc: buôn bán - Thời gian: quanh năm=> từ ngày này qua ngày khác, từ tháng này qua tháng khác, không có một ngày được nghỉ ngơi. Trang | 2
  3. - Địa điểm: mom sông ( phần đất ở bờ sông nhô ra phía lòng sông, nơi người làng chài thường hay tụ tập mua bán)=> hai chữ “mom sông” gợi tả một cuộc đời nhiều mưa nắng, một cuộc đời lắm cơ cực, phải vật lộn để kiếm sống. - “Nuôi đủ năm con với một chồng”: Gánh nặng gia đình đang đè nặng lên đôi vai người mẹ, người vợ. + Cách đếm con, chồng => ẩn chứa nỗi niềm chua chát về một gia đình gặp nhiều khó khăn: đông con, còn người chồng đang phải “ăn lương vợ” => Hai câu thực gợi tả cụ thể hơn cuộc sống tảo tần gắn với việc buôn bán ngược xuôi của bà Tú. * Hai câu đề: “Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông” - Thấm thía nỗi vất vả, gian lao của vợ, Tế Xương đã mượn hình ảnh con cò trong ca dao để nói về bà Tú: thân cò lầm lũi gợi liên tưởng về thân phận vất vả, cực khổ, của bà Tú cũng như những người phụ nữ Việt Nam trong xã hội cũ - Ba từ "khi quãng vắng" đã nói lên không gian heo hút, vắng lặng chứa đầy những lo âu, nguy hiểm. - Câu thơ dùng phép đảo ngữ (đưa từ "lặn lội" lên đầu câu) và dùng từ "thân cò" thay cho từ "con cò" càng làm tăng thêm nỗi vất vả gian truân của bà Tú. Không những thế, từ "thân cò" còn gợi nỗi ngậm ngùi về thân phận nữa. Lời thơ, vì thế, mà cũng sâu sắc hơn, thấm thìa hơn. - Câu thứ tư làm rõ sự vật lộn với cuộc sống đầy gian nan của bà Tú: “Eo sèo mặt nước buổi đò đông.” + Eo sèo: là từ láy tượng thanh ý chỉ sự kì kèo, kêu ca phàn nàn một cách khó chịu => gợi tả cảnh tranh bán, cãi vã nơi “mặt nước” + Câu thơ gợi tả cảnh chen chúc, bươn trải trên sông nước của những người làm nghề buôn bán nhỏ. + “Buổi đò đông” hàm chứa không phải ít những lo âu, nguy hiểm "khi quãng vắng". + Nghệ thuật đối đặc sắc đã làm nổi bật cảnh kiếm ăn nhiều cơ cực. Bát cơm, manh áo mà bà Tú kiếm được để “nuôi đủ năm con với một chồng” phải lặn lội trong nắng mưa, phải giành giật, phải trả giá bằng mồ hôi, nước mắt trong thời buổi khó khăn. * Hai câu luận “Một duyên hai nợ, âu đành phận, Năm nắng, mười mưa dám quản công.” Trang | 3
  4. - Tú Xương vận dụng rất sáng tạo hai thành ngữ: “một duyên hai nợ” và “năm nắng mười mưa”, đối xứng nhau hài hòa, màu sắc dân gian đậm đà trong cảm nhận và ngôn ngữ biểu đạt: + “Duyên” là duyên số, duyên phận, là cái “nợ” đời mà bà Tú phải cam phận, chịu đựng. + “Nắng”, “mưa” tượng trưng cho mọi vất vả, khổ cực. + Các số từ trong câu thơ tăng dần lên: “một hai năm mười làm nổi rõ đức hi sinh thầm lặng của bà Tú, một người phụ nữ chịu thương, chịu khó vì sự ấm no, hạnh phúc của chồng con và gia đình. + “Âu đành phận”, “dám quản công” giọng thơ nhiều xót xa, thương cảm, thương mình, thương gia cảnh nhiều éo le. => Tóm lại, sáu câu thơ đầu bằng tấm lòng biết ơn và cảm phục, Tú Xương đã phác họa một vài nét rất chân thực và cảm động về hình ảnh bà Tú, người vợ hiền thảo của mình với bao đức tính đáng quý: đảm đang, tần tảo, chịu thương chịu khó, thầm lăng hi sinh cho hạnh phúc gia đình. b. Nỗi lòng của tác giả: - Hai câu kết, Tú Xương sử dụng từ ngữ thông tục, lấy tiếng chửi nơi “mom sông” lúc “buổi đò đông” đưa vào thơ rất tự nhiên, bình dị: “Cha mẹ thói đời ăn ở bạc, Có chồng hờ hững cũng như không.” + Ý nghĩa của lời chửi là tác giả thầm trách bản thân mình một cách thẳng thắn, nhận ra sự vô dụng của bản thân mình. Nhưng đó lại là một lẽ thường tình trong xã hội phong kiến trọng nam khinh nữ. Tú Xương dám thừa nhận mình là “quan ăn lương vợ”, dám tự nhận khuyết điểm của mình. Từ đó cho thấy ông là một người có nhân cách đẹp. => Hai câu kết là cả một nỗi niềm tâm sự và thế sự đầy buồn thương, là tiếng nói của một trí thức giàu nhân cách, nặng tình đời, thương vợ con, thương gia cảnh nghèo. Tú Xương thương vợ cũng chính là thương mình vậy: nỗi đau thất thế của nhà thơ khi cảnh đời thay đổi. 3. Kết bài: - Cảm nhận chung về giá trị của bài thơ. ĐỀ SỐ 2 I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm) Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi: " (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều Trang | 4
  5. nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại. (2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay ” (Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015) Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm) Câu 2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích trên. (1,0 điểm) Câu 3. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm) Câu 4. Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm) II. Phần làm văn (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: Một cuốn sách tốt là một người bạn hiền. Câu 2 (5,0 điểm) Anh/ chị hãy cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến qua bài thơ Câu cá mùa thu. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. Phần đọc hiểu Câu 1: - Thao tác lập luận so sánh/ Thao tác so sánh Câu 2: - Câu văn khái quát chủ đề: Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay. Trang | 5
  6. Câu 3: - Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha. Câu 4: - Học sinh có thể đồng tình hoặc không đồng tình, lí giải hợp lí, thuyết phục, hợp lí. II. Phần làm văn Câu 1: * Có thể trình bày theo định hướng sau: - Giải thích: + Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng + Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền". - Bàn luận: + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình (dẫn chứng qua các tác phẩm VH). + Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp. + Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại, + Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc + Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một số người - Liên hệ bản thân Câu 2: Có thể trình bày theo định hướng sau: * Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, nêu vấn đề nghị luận: Trang | 6
  7. - Nguyễn Khuyến là nhà nho tài năng, có cốt cách thanh cao, một trong những đại diện xuất sắc cuối cùng của văn học trung đại Việt Nam. - Câu cá mùa thu là bài thơ đặc sắc trong Chùm thơ thu, đằng sau bức tranh cảnh thu là vẻ đẹp tâm hồn thi nhân. * Giải thích: Vẻ đẹp tâm hồn Nguyễn Khuyến trong bài thơ là tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương, đất nước và tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao. * Phân tích, chứng minh: Tình yêu thiên nhiên gắn liền với tình yêu quê hương đất nước: - Thơ viết về thiên nhiên trước hết là bộc lộ tình yêu thiên nhiên của tác giả: thiên nhiên được cảm nhận bằng nhiều giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác ).Bức tranh thiên nhiên với màu sắc, đường nét, âm thanh đẹp, tĩnh lặng, đượm buồn, điển hình cho cảnh sắc mùa thu làng quê ở đồng bằng Bắc bộ. - Thơ viết về thiên nhiên còn phản ánh tình yêu quê hương, đất nước vì đó là thiên nhiên của quê hương mình, tổ quốc mình: Là người gắn bó sâu sắc và thiết tha với quê hương, Nguyễn Khuyến đã cảm nhận vẻ đẹp riêng của cảnh sắc quê hương, đồng thời thể hiện vẻ đẹp ấy bằng nét bút vừa chân thực, vừa tinh tế. Bức tranh Câu cá mùa thu mang được cái hồn dân tộc, vượt khỏi những công thức, ước lệ không chỉ bởi tài thơ mà còn bởi tình yêu thiên nhiên đất nước của tác giả. - Tâm trạng thời thế của một tâm hồn thanh cao: Người đi câu hờ hững với việc câu cá bởi đang nặng lòng trước thế sự. Tâm trạng u hoài bộc lộ qua bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng, vắng người, vắng tiếng. Nỗi u hoài từ tâm cảnh lan tỏa ra ngoại cảnh phủ lên cảnh vật vẻ thanh sơ đến hiu hắt. Không gian tĩnh lặng đem đến cảm nhận về nỗi cô quạnh, uẩn khúc trong tâm hồn thi nhân.Tìm đến thú vui câu cá để nhàn thân nhưng tâm không nhàn, không câu cá mà “câu thanh, câu vắng” bởi nặng lòng trước thời thế và vận mệnh đất nước. => Qua tâm trạng thời thế của ông ta thấy một tấm lòng yêu nước thầm kín nhưng không kém phần sâu sắc. ĐỀ SỐ 3 Câu 1: (2.0 điểm): Đặt câu với các thành ngữ sau: - Mẹ tròn con vuông. - Thấy người sang bắt quàng làm họ. Câu 2: (8.0 điểm): Cảm nhận của anh (chị) về bài thơ “Câu cá mùa thu” (Nguyễn Khuyến). Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo. Trang | 7
  8. Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo. Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối buông cần, lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Câu 1: - Tôi mừng cho chị mẹ tròn con vuông. - Bạn đừng có thấy người sang bắt quàng làm họ nhé. Câu 2: - Yêu cầu chung về kĩ năng: + Nắm phương pháp làm bài nghị luận văn học. + Bố cục và hệ thống ý sáng rõ. + Biết vận dụng phối hợp nhiều thao tác nghị luận (phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh mở rộng vấn đề ). Đặc biệt, học sinh phải nắm vững thao tác phân tích tác phẩm thơ. + Văn trôi chảy, lập luận chặt chẽ, dẫn chứng thuyết phục. + Không mắc lỗi diễn đạt; không sai lỗi chính tả, dùng từ; trình bày bài rõ ràng. - Yêu cầu về nội dung: + Giới thiệu tác giả, tác phẩm. + Nội dung: Cảnh thu: Mang nét riêng của cảnh sắc mùa thu của làng quê Bắc bộ: Không khí dịu nhẹ, thanh sơ của cảnh vật: Không gian thu tĩnh lặng, phảng phất buồn. Tình thu: Nói chuyện câu cá nhưng thực ra là để đón nhận cảnh thu, trời thu vào cõi lòng. Không gian thu tĩnh lặng như sự tĩnh lặng trong tâm hồn nhà thơ, khiến ta cảm nhận về một nỗi cô đơn, man mác buồn, uẩn khúc trong cõi lòng thi nhân. + Nghệ thuật: Trang | 8
  9. Bút pháp thủy mặc Đường thi và vẻ đẹp thi trung hữu họa của bức tranh phong cảnh; Vận dụng tài tình nghệ thuật đối. + Đánh giá chung. ĐỀ SỐ 4 Phần đọc hiểu (3 điểm): Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi Xuất hiện trong buổi giao lưu “Hiến tạng - hạnh phúc chính là cho đi”, với tư cách khách mời, chị Thùy Dương đến sớm. Gương mặt người phụ nữ trẻ bình thản, sẵn sàng cho một buổi chuyện trò dài về cô con gái nhỏ và nghĩa của cao đẹp của cô bé. Hải An mới 7 tuổi khi quyết định hiến giác mạc. Em biết mình sẽ không qua khỏi bởi căn bệnh ung thư thần kinh đệm não cầu lan tỏa. giác mạc của em hiện đã đem lại ánh sáng cho hai bệnh nhân. Có thể với những đứa trẻ khác, câu chuyện chết thì đi hiến xác vì có nhiều người cần của bà ngoại chỉ là câu chuyện nghe lúc đấy rồi quên nhưng Hải An không quên, cô bé đã muốn hiến toàn bộ nội tạng và hiến giác mạc khi biết mình mắc bệnh trọng bởi hình hài khác, nhưng vẫn là con theo cách đặc biệt nhất. Câu chuyện hiến giác mạc của cô bé 7 tuổi thực sự là một điều tử tế truyền cảm hứng mạnh mẽ. Ông Nguyễn Hữu Hoàng – giám đốc ngân hàng mắt bệnh viện mắt trung ương cho biết từ quyết định hiến giác mạc của Hải An đến nay đã có hơn 1300 đơn đăng ký. Ngay cả chị Dương cũng đã hoàn tất việc đăng ký giác mạc của mình. Chị Dương kể rằng, rất nhiều người đã chia sẻ với chị, sự ra đi của bé Hải An đã thay đổi họ. Có người đã tâm sự với chị: em đã ăn chơi trác táng nhưng sau khi biết chuyện của Hải An, em biết rằng cuộc sống này rất đáng quý. Nếu em bảo quản thân thể của em khỏe mạnh em sẽ mang lại sự sống cho người khác. Cuộc sống luôn mang đến cho ta những điều kỳ diệu. Hiện tại dẫu buồn bã, bi đát đến đâu, chỉ cần vững tin yêu thương suy nghĩ tích cực thế nào bạn cũng sẽ vượt qua. Câu chuyện của chị Dương và bé Hải An như những chấm son, đẹp như đóa hoa tô điểm cho đời, như những ngôi sao lấp lánh trong đêm để người ta thêm tin vào điều kỳ diệu và tình yêu trong cuộc sống. Giác mạc của bé Hải An không chỉ đem đến ánh sáng cho hai người mà trên hết đó là tình yêu, là cảm hứng của sự tử tế được lan truyền đến mọi người xung quanh” (Theo kênh 14.vn ngày 31 tháng 3 năm 2018) 1. Xác định các phương thức biểu đạt của văn bản 2. Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Anh/chị hiểu như thế nào là “tận hiến”? Trang | 9
  10. 3. Theo tác giả, câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người như thế nào? 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm “hạnh phúc là cho đi”? Vì sao? Phần làm văn (7 điểm) Anh/chị hãy làm rõ vẻ đẹp của người nghĩa sĩ trong đoạn văn bản sau: “Nhớ linh xưa: Cui cút làm ăn; Toan lo nghèo khó. Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung; Chỉ biết ruộng trâu, ở trong làng bộ Việc cuốc, việc cày, việc bừa, việc cấy, tay vốn quen làm; Tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ, mắt chưa từng ngó. Tiếng phong hạc phần phồng hơn mươi tháng, trong tin quan như trời hạn trông mưa; Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thỏi mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bỏng bong che trắng lốp, muôn tới ăn gan; Ngày xem ống khỏi chạy đen xì, muốn ra cắn cổ Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu; Hai vầng nhật nguyệt chói loài, đâu dung lũ treo dê bán chó Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ Khá thương thay: Vốn chẳng phải quân cơ, quân vệ, theo dòng ở lính diễn binh: Chẳng qua là dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiếu mộ Mười tám ban võ nghệ, nào đợi tập rèn: Chín chục trận binh thư, không chờ bày bố Người cật có một manh áo vải, nào đợi mang bao tấu bầu ngòi Trong ta cầm một ngọn tầm vông, chi nài sắm dao tu nón gõ. Hoa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia Trang | 10
  11. Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ Chi nhọc quan quân gióng trống kỳ, trống giục, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ, đạn to, xô cửa xông vài, liều mình chẳng có Kẻ đâm ngang, người chém ngược, làm cho mã tà ma ní hồn kinh Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.” (Văn tế nghĩa sĩ Cần giuộc - Nguyễn Đình Chiểu) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4 Phần đọc hiểu 1. Phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận 2. Hiện tượng bé Hải An đã tạo thành một dòng chảy của “văn hóa tận hiến” trong xã hội. Tận hiến là thái độ sống, cách ứng xử cao đẹp được tạo nên từ sự tự nguyện hiến dâng tất cả, vật chất và tinh thần, sự sống và cả cái chết cho cuộc đời. 3. Theo tác giả câu chuyện hiến giác mạc của cô bé bảy tuổi đã truyền cảm hứng mạnh mẽ đến mọi người: - Đã có hàng trăm người đăng ký hiến tặng giác mạc trong đó có mẹ cô bé Hải An - Có những người đã thay đổi cách sống của họ, biết quý trọng bản thân. - Cảm hứng từ những điều từ tế được lan truyền đến mọi người 4. Anh/ chị có đồng tình với quan niệm “hạnh phúc là cho đi”? Vì sao? - Cho đi là trao yêu thương dành sự quan tâm chia sẻ giúp đỡ với người khác - Khi cho đi ta sẽ đem hạnh phúc cho người khác và cho chính bản thân mình - Khi cho đi mọi người sẽ sống lương thiện, vị tha, nhân ái, cao thượng hơn - Khi cho đi ta sẽ đem lại những điều tốt đẹp cho cuộc sống và cho chính mình Phần làm văn: * Dẫn dắt, nêu vấn đề cần nghị luận: Nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu – bài văn tế và hình tượng người nghĩa sĩ nông dân trong bài văn tế * Triển khai vấn đề a. Giới thiệu sơ lược hoàn cảnh ra đời bài văn tế và vị trí của0 đoạn trích trong văn bản. b. Phân tích hình ảnh người nông dân nghĩa sĩ trong đoạn trích: Trang | 11
  12. - Họ là những người nông dân lam lũ, nghèo khổ, cả cuộc đời gắn bó với xóm làng, đồng ruộng, chưa hề biết đến binh đao, võ nghệ. - Khi giặc đến xâm lược quê hương, họ có sự chuyển biến rõ rệt trong nhận thức, tình cảm và hành động: + Họ nhận thức rõ tình cảnh đất nước, thể hiện lòng căm thù giặc đậm chất nông dân (so sánh, cường điệu, giọng điệu hùng hồn: tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ.) + Họ tự nguyện ra trận, mong muốn được đánh giặc giữ nước “dân ấp, dân lân, mến nghĩa làm quân chiêu mộ”. Nào đợi ai đòi, ai bắt, phen này xin ra sức đoạn kình; Chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi, chuyến này dốc ra tay bộ hổ.” - Trang bị của họ khi ra trận thô sơ, chỉ là những vật dụng gắn bó với cuộc sống hàng ngày: Liệt kê: áo vải, gậy tầm vông, rơm con cúi, dao phay - Khí thế xung trận hào hùng, dũng cảm: (động từ mạnh, hình ảnh liệt kê đối xứng trong cấu trúc câu văn biền ngẫu ) - Đốt xong nhà dạy đạo kia; chém rớt đầu quan hai nọ, đạp rào lướt tới, coi giặc cũng như không; xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có, kẻ đâm ngang, người chém ngược, bọn hè trước, lũ ó sau =>Hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân xung trận đánh Tây mang vẻ đẹp hào hùng, kì vĩ như người tráng sĩ trong văn học xưa c.Nghệ thuật xây dựng hình tượng: Bức tượng đài về người nông dân đánh giặc được dựng bằng ngôn từ đậm chất Nam Bộ; hình ảnh người nông dân đánh giặc hiện lên chất phác, quê mùa mà anh hùng, dũng cảm. c. Khái quát chung: - Trong văn học, phải đến thế kỉ XIX khi Nguyễn Đình Chiểu – một nhà nho yêu nước dùng con mắt yêu thương và kính phục để viết nên “Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc” thì hình ảnh người nông dân mới thực sự xuất hiện. - Đoạn trích khắc họa hình tượng đẹp, rất đỗi chân thực, hào hùng, về người nghĩa sĩ trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do của đất nước. Trang | 12