Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Bác Ái (Có đáp án)

Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:  
Hôm qua em đi tỉnh về 
Đợi em ở mãi con đê đầu làng 
Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng 
Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! 
Nào đâu cái yếm lụa sồi? 
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? 
Nào đâu cái áo tứ thân? 
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? 
Nói ra sợ mất lòng em 
Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa 
Như hôm em đi lễ chùa 
Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. 
Hoa chanh nở giữa vườn chanh 
Thầy u mình với chúng mình chân quê 
Hôm qua em đi tỉnh về 
Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều.

(Chân quê – Nguyễn Bính)  
Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó?  (1,0 điểm) 
Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm) 
Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm) 
Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ 
quạ, cái quần nái đen? 

pdf 13 trang Yến Phương 22/02/2023 2900
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Bác Ái (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_mon_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2021_2022_truong.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 môn Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2021-2022 - Trường THPT Bác Ái (Có đáp án)

  1. TRƯỜNG THPT BÁC ÁI ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN: NGỮ VĂN 11 NĂM HỌC: 2021-2022 (Thời gian làm bài: 90 phút) ĐỀ SỐ 1 I. PHẦN ĐỌC HIỂU: (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Hôm qua em đi tỉnh về Đợi em ở mãi con đê đầu làng Khăn nhung quần lĩnh rộn ràng Áo cài khuy bấm, em làm khổ tôi! Nào đâu cái yếm lụa sồi? Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân? Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? Nói ra sợ mất lòng em Van em, em hãy giữ nguyên quê mùa Như hôm em đi lễ chùa Cứ ăn mặc thế cho vừa lòng anh. Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thầy u mình với chúng mình chân quê Hôm qua em đi tỉnh về Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều. (Chân quê – Nguyễn Bính) Câu 1: Bài thơ viết theo thể thơ nào? Tác dụng của việc sử dụng thể thơ đó? (1,0 điểm) Câu 2: Phương thức biểu đạt của đoạn thơ ? (0,5 điểm)
  2. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Câu 3: Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? (0,5 điểm) Câu 4: Trong những câu thơ sau, nhà thơ sử dụng biện pháp tu từ gì? (1,0 điểm) Nào đâu cái yếm lụa sồi? / Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? / Nào đâu cái áo tứ thân? / Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen? II. PHẦN LÀM VĂN Câu 1 (2 điểm) Từ bài thơ “Chân quê ” Nguyễn Bính, Anh/chị có suy nghĩ gì về việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. (Viết khoảng 200 từ ) Câu 2 (5,0 điểm): Phân tích vẻ đẹp hình tượng nhân vật Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 1 I. Phần đọc hiểu 1. - Bài thơ được viết theo thể thơ lục bát. - Tác dụng: Tạo được giọng điệu tâm tình, tha thiết, sâu lắng cho bài thơ và khắc họa thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình: đợi chờ, xót xa, mong muốn người mình yêu hãy giữ vẻ đẹp chân quê, hồn quê đích thực. 2. - Phương thức biểu đạt chính : biểu cảm (có thể thêm: tự sự, miêu tả). 3. - Nhân vật trữ tình: nhân vật anh – chàng trai. 4. - Biện pháp tu từ : + Liệt kê ( trang phục của cô gái ); + Câu hỏi tu từ ( 4 câu ) : “Nào đâu cái yếm nái đen? ”; + Điệp ngữ : nào đâu. II. Phần làm văn
  3. 1. Giới thiệu chung - Giới thiệu tác giả Nguyễn Tuân, truyện ngắn “Chữ người tử tù” và nhân vật Huấn Cao. 2. Cảm nhận: * Vẻ đẹp tài hoa: - Nhân vật Huấn Cao được đánh giá là nhân vật đẹp nhất trong thế giới nhân vật của nguyễn Tuân và là nhân vật điển hình của văn học lãng mạn trước năm 1945 - Huấn Cao được giới thiệu gián tiếp qua cuộc đối thoại của quản ngục và thầy thơ lại, ông là một người nổi tiếng về nghệ thuật thư pháp: “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm ” - Chữ Huấn Cao đẹp bởi nó kết tụ tinh hoa, tâm huyết, hoài bão của người cầm bút nên quản ngục mới ước ao: “Có được chữ ông Huấn mà treo là có được vật báu trên đời” . - Quản ngục phải tốn nhiều công sức để hi vọng xin được chữ Huấn Cao. Ông bất chấp luật lệ nhà tù biệt đãi Huấn Cao. - Nguyễn Tuân không chỉ ca ngợi gián tiếp mà còn ca ngợi trực tiếp vẻ đẹp tài hoa ấy của Huấn Cao trong cảnh cho chữ cuối cùng. Trước quản ngục và thầy thơ lại, Huấn Cao đúng là một nghệ sĩ thư pháp, ông dồn hết tâm huyết vào từng nét chữ: vuông vắn, tươi tắn, bay bổng, nói lên những hoài bão tung hoành của một đời người * Vẻ đẹp của khí phách hiên ngang, bất khuất : - Trước khi vào nhà lao, Huấn Cao là một trang anh hùng nghĩa hiệp, chọc trời khuấy nước. - Khi vào nhà lao, Huấn cao vẫn hiên ngang, bất khuất, không run sợ trước cường quyền, bạo lực và cái chết (hành động lạnh lùng chúc mũi gông nặng trước mặt quân lính, thản nhiên nhận rượu thịt, thái độ khinh thường quản ngục ) => Hình tượng Huấn Cao tiêu biểu cho những anh hùng nghĩa liệt dựng cờ chống lại triều đình, tuy chí lớn không thành nhưng vẫn hiên ngang bất khuất, coi cái chết nhẹ tựa lông hồng. * Vẻ đẹp của thiên lương trong sáng: - Thiên lương là lòng tốt, tâm sáng. Nếu Huấn Cao chỉ có tài hoa, khí phách mà thiếu thiên lương thì Huấn cao chưa phải là nhân vật hoàn mĩ - Thiên lương của Huấn Cao được thể hiện ở tính cách thẳng thắn, trọng nghĩa khinh tài. Ông viết chữ không vì vàng ngọc hay quyền thế mà vì sự gặp gỡ tâm hồn của những người yêu cái đẹp. - Huấn Cao không chỉ cho chữ mà còn tặng Quản Ngục những lời khuyên quý giá nhằm cứu vớt con người lầm đường lạc lối.
  4. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai => Qua nhân vật Huấn Cao, Nguyễn Tuân muốn thể hiện quan niệm về cái đẹp, khẳng định sự bất tử của cái đẹp và mối quan hệ mật thiết giữa cái Tài và cái Tâm. * Nghệ thuật xây dựng hình tượng nhân vật: - Tạo dựng tình huống truyện độc đáo. - Sử dụng thành công thủ pháp đối lập. - Bút pháp lãng mạn lí tưởng hóa, ngôn ngữ giàu tính tạo hình 3. Kết thúc vấn để: - Đánh giá chung về tác phẩm và nhân vật. - Chính tả, dùng từ, đặt câu. - Đảm bảo quy tắc chính tả; dùng từ; đặt câu. ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU ( 3.0 điểm) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới. QUÁN HÀNG PHÙ THỦY Một phù thủy Mở quán hàng nho nhỏ “Mời vào đây Ai muốn mua gì cũng có!” Tôi là khách đầu tiên Từ bên trong Phù thủy ló ra nhìn: “Anh muốn gì?” “Tôi muốn mua tình yêu, Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ” “Hàng chúng tôi chỉ bán cây non
  5. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Còn quả chín, anh phải trồng. Không bán!” (Thái Bá Tân dịch) Câu 1. Bài thơ trên có sự kết hợp những phương thức biểu đạt nào? (0,5 điểm) Câu 2. Câu nói: “Mời vào đây - Ai muốn mua gì cũng có!” cho thấy điều gì ở phù thủy? (0,75 điểm) Câu 3. Mong muốn của vị khách “Tôi muốn mua tình yêu, - Mua hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn ” cho thấy vị khách là người như thế nào? (0,75 điểm) Câu 4. Em có đồng tình với quan điểm của phù thủy ở hai câu thơ cuối bài thơ không? (1,0 điểm) II. PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1: (2,0 điểm) Từ nội dung của bài thơ Quán hàng phù thủy ở phần Đọc hiểu, em hãy viết 1 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc? Câu 2: (5.0 điểm) Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân. HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 2 I. ĐỌC HIỂU 1. - Biểu cảm và tự sự. 2. - Phù thủy là người có quyền năng vô hạn, có thể đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng”. 3. - Vị khách là người đang khao khát có được những điều tốt đẹp nhất trên đời này như tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn Song, cũng có thể hiểu vị khách – trong tình huống này – là một người khá khôn ngoan và hóm hỉnh, đang muốn “thử” xem phù thủy có khả năng đáp ứng tất cả các nhu cầu, mong muốn của “khách hàng” hay không. 4. - Tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn như những thứ “quả chín” mà quán hàng phù thủy lại chỉ bán “cây non”. Muốn có được những thứ “quả chín” ấy thì “khách hàng” phải có thời gian, công sức để
  6. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai “trồng” những cái “cây non” tình yêu, hạnh phúc, sự bình yên, tình bạn, ngay cả phù thủy – người có quyền năng vô hạn cũng không thể tạo ra những giá trị ấy. - HS có thể bày tỏ sự đồng tình hoặc phản đối với quan điểm đó của phù thủy. Câu trả lời cần hợp lí, có sức thuyết phục. II. LÀM VĂN 1. Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề: Làm thế nào để có hạnh phúc? a. Đảm bảo cấu trúc một đoạn văn: Có đủ các phần mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề b. Xác định vấn đề nghị luận: Làm thế nào để có hạnh phúc? c. Triển khai hợp lí nội dung đoạn văn: vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng. Có thể viết đoạn văn theo định hướng sau: - Vậy hạnh phúc là gì? Hạnh phúc là biểu thị thái độ sung sướng về một điều gì đó trong cuộc sống làm ta thấy thỏa mãn. - Quan niệm về hạnh phúc: Hạnh phúc đôi khi không phải tìm kiếm đâu xa xôi, nó vẫn ở ngay trước mắt chúng ta đấy thôi. - Hạnh phúc mang đến cuộc sống của ta những gái trị: Sống có mục đích, lạc quan hơn và niềm vui sẽ đi cùng bạn để hình thành đạo quân bất khả chiến bại chống lại nghịch cảnh. - Chúng ta phải làm gì để có hạnh phúc: Hãy chia sẻ niềm vui của mình cho người khác. Bởi thế hãy tập trân trọng những gì ta đang có - hạnh phúc giản dị nhưng nếu mất đi sẽ mãi chẳng thể lấy lại được. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu 2. Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân * Giới thiệu chung: - Giới thiệu vài nét về tác giả, tác phẩm, vấn đề cần nghị luận. * Phân tích một vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù Nhân vật Huấn Cao trong tác phẩm Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân được khắc họa với ba vẻ đẹp tiêu biểu: - Tài hoa nghệ sĩ;
  7. - Khí phách hiên ngang; - Thiên lương trong sáng. Học sinh có thể lựa chọn một trong ba vẻ đẹp trên để phân tích. Ví dụ: Khí phách hiên ngang của Huấn Cao được tô đậm thông qua khá nhiều chi tiết: + Huấn Cao là người đứng đầu của bọn phản nghịch chống lại triều đình. + Huấn Cao là một tên tù có tiếng là nguy hiểm, có tài bẻ khóa vượt ngục. + Huấn Cao là một tên tù nổi tiếng là nguy hiểm lại mang trọng tội => Huấn Cao là người có khí phách hiên ngang, chọc trời khuấy nước của một người anh hùng * Đánh giá - Khẳng định vẻ đẹp được lựa chọn để phân tích không tách rời các vẻ đẹp khác trong hình tượng nghệ thuật. - Để khắc họa thành công vẻ đẹp đó, tác giả đã dày công xây dựng nhân vật Huấn Cao, đặt nhân vật trong tình huống truyện độc đáo, sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản và lựa chọn thứ ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính vừa hiện đại. c. Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Hành văn trong sáng. d. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. ĐỀ SỐ 3 Phần I: Đọc - hiểu (3,0 điểm) Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi từ câu 1 đến câu 4: Ai về thăm mẹ quê ta Chiều nay có đứa con xa nhớ thầm Bầm ơi có rét không bầm ! Heo heo gió núi, lâm thâm mưa phùn Bầm ra ruộng cấy bầm run Chân lội dưới bùn tay cấy mạ non Mạ non bầm cấy mấy đon Ruột gan bầm lại thương con mấy lần
  8. Mưa phùn ướt áo tứ than Mưa bao nhiêu hạt, thương bầm bấy nhiêu ! Bầm ơi sớm sớm chiều chiều Thương con bầm chớ lo nhiều bầm nghe ! Con đi trăm núi ngàn khe Chưa bằng muôn nỗi tái tê lòng bầm Con đi đánh giặc mười năm Chưa bằng khó nhọc đời bầm sáu mươi. Con ra tiền tuyến xa xôi Yêu bầm yêu nước cả đôi mẹ hiền. Con đi, con lớn lên rồi Chỉ thương bầm ở nhà ngồi nhớ con ! Nhớ con, bầm nhé đừng buồn Giặc tan, con lại sớm hôm cùng bầm. Mẹ già tóc bạc hoa râm Chiều nay chắc cũng nghe thầm tiếng con (Trích “Bầm ơi, Tố Hữu) Câu 1: Đoạn thơ được viết theo thể thơ nào ? (0,5 điểm) Câu 2: Nêu tác dụng của thể thơ đối với việc bộc lộ tâm trạng của nhân vật trữ tình ? (0,5điểm): Câu 3: Chỉ ra thành phần gọi – đáp trong đoạn thơ trên ? (0,5 điểm) Câu 4: Nêu nội dung chính của đoạn thơ ? (0,5 điểm): Câu 5: Từ cảm nhận về đoạn thơ, anh chị hãy nêu suy nghĩ của mình về tình mẫu tử (trình bày trong khoảng 5-7 dòng) (1,0 điểm): Phần II: Làm văn (7,0 điểm) Anh/ chị hãy phân tích cảnh Huấn Cao cho chữ viên quan coi ngục trong tác phẩm “Chữ người tử tù” (Nguyễn Tuân) HẾT
  9. ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 3 Phần I. Đọc hiểu Câu 1 - Đoạn thơ được viết theo thể lục bát (6/8) Câu 2 - Tác dụng: Thể lục bát mang âm hưởng nhẹ nhàng, thiết tha, đằm thắm góp phân thể hiện tâm trạng yêu thương, nhớ mong của người chiến sĩ ngoài mặt trận dành cho người mẹ già ở quê hương. Câu 3 - Thành phần gọi - đáp: “Bầm ơi” Câu 4 - Nội dung chính: Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu thương tha thiết của người chiến sĩ dành cho người mẹ vất vả, lam lũ nơi quê nhà. Trong đoạn thơ, hình ảnh người mẹ trung du hiện lên thật bình dị với yêu thương sâu nặng dành cho những đứa con đang ngày đêm cầm súng canh giữ sự bình yên của Tổ quốc. Câu 5 Học sinh có nhiều cách trình bày, tuy nhiên có thể theo định hướng sau: Tình mẫu tử là tình cảm thiêng liêng cao quý mà mỗi người chúng ta đều phải trân trọng. Đó là tình cảm tốt đẹp nhất mà ta được hưởng trên cõi đời này, tình cảm đó sẽ bồi đắp tâm hồn ta, nâng niu tâm hồn ta, trở thành điểm tựa cho ta trên mỗi bước đường đời Phần II: Làm văn 1. Mở bài: Nguyễn Tuân được đánh giá là một trong những cây bút tài hoa nhất của nền văn học Việt Nam hiện đại. Trong các sáng tac của Nguyễn Tuân, các nhân vật thường được miêu tả, nhìn nhận như một nghệ sĩ . Và tác phẩm “Chữ người tử tù” cũng được xây dựng bằng cách nhìn nhận như vậy. Bên cạnh đó, nhà văn đã khéo léo sáng tạo lên một tình huống truyện vô cùng độc đáo. Đó là cảnh cho chữ trong nhà giam- là phần đặc sắc nhất của thiên truyện này “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. 2. Thân bài * Giới thiệu tóm tắt về nhân vật Huấn Cao - Huấn Cao vốn là kẻ đại nghịch dám khởi nghĩa chống lại triều đình đương thời. Khởi nghĩa thất bại, ông bị coi là giặc bị bắt giam và xử án tử hình.
  10. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Những ngày đầu trong nhà lao, Huấn Cao tỏ ra lãnh đạm, coi thường viên quan coi ngục, nhưng sau khi biết sở thích cao quý của nguc quan, ông đã đồng ý cho chữ. * Phân tích cảnh cho chữ - Cảnh cho chữ: “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” + Hòan cảnh và địa điểm cho chữ : thường được diễn ra ở những nơi thư phòng, còn ở đây lại diễn ra giữa nhà tù nơi ngự trị của bóng tối, cái ác -> những thứ thù địch với cái đẹp. + Tư thế của những người cho chữ và nhận chữ cũng “xưa nay chưa từng có”: kẻ có quyền hành thì không có “quyền uy”.”Uy quyền” thuộc về Huấn Cao- kẻ bị tước đi mọi thứ quyền. Người nắm quyền sinh, quyền sát thì “khúm núm”, “run run”, trong khi kẻ tử tù thì ung dung , đường bệ .Kẻ có chức năng giáo dục tội phạm thì đang được tội phạm “giáo dục”. + Nội dung lời khuyên: Huấn Cao khuyên viên quản ngục từ bỏ chốn ngục tù nhơ bẩn, tìm về chốn thanh tao để tiếp tục sở nguyện cao quý và giữ thiên lương cho lành vững. + Ý nghĩa. của lời khuyên: Là lới di huấn của Huấn Cao (cũng là của nhà văn) nhắn tới quản ngục và tất cả mọi người : Muốn chơi chữ phải giữ lấy thiên lương; trong môi trường của cái ác, cái đẹp khó tồn tại vững bền; Chữ nghĩa, thiên lương không thể sống chung với tội ác và nơi ngục tù đen tối. + Tác dụng của lới khuyên : Hành động bái lĩnh của ngục quan và sức mạnh cảm hóa con người. Bằng con đường của trái tim, sức mạnh ấy càng được nhân lên gấp bội. * Đặc sắc về nghệ thuật của đọan văn: + Thủ pháp tương phản : đối lập giữa ánh sáng và bóng tối; giữa cái hỗn độn xô bồ của nhà giam với cái thanh khiết, cao cả của nền lụa trắng, nét chữ đẹp và thoi mực thơm; giữa kẻ tử tù đang ban phát cái đẹp, cái thiện với viên quan coi ngục “khúm núm”, “lĩnh hội” à làm nổi bật tư thế của Huấn Cao với sự vươn lên, thắng thế của ánh sáng với bóng tối, cái đẹp với cái xấu xa nhơ bẩn; cái thiện với cái ác. + Nhịp điệu chậm rãi, câu văn giàu hình ảnh, sử dụng nhiều từ Hán Việt à gợi lên không khí thiêng liêng, trang trọng của cảnh cho chữ 3. Kết bài: Tóm lại, qua đọan văn , Nguyễn Tuân thể hiện niềm tin vững chắc vào con người .Nhà văn khẳng định: Thiên lương là bản tính tự nhiên của con người.Dù trong hòan cảnh nào, con người vẫn luôn khao khát hướng tới chân thiện mỹ. Đây chính là chiều sâu giá trị nhân văn của tác phẩm. ĐỀ SỐ 4 Đọc đoạn trích sau và thực hiện cac yêu cầu từ cấu đến câu 4:
  11. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai Trung thực thường là một trong những tiêu chí hàng đầu để các nhà tuyển dụng đánh giá, lựa chọn ứng viên. Có một định nghĩa rất thú vị về trung thực do Tổ chức Giáo dục giá trị sống toàn cầu giới thiệu “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hạnh động” Trong giao tiếp, suy nghĩ bên trong của chúng ta không chỉ thể hiện qua lời nói mà còn “ xuất hiện ” qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi, Thông thường ngôn ngữ cơ thể không biết nói dối ! Vì thế, nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn qua sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ “ngôn ngữ không lời ” mà bạn thể hiện. (Trích Nói thật bằng lời và không lời, Theo Tuoitreonline, Bài tập Ngữ văn 11, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr. 122) Câu 1. Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ nào? (0,5 điểm) Câu 2: Hãy chỉ ra những biểu hiện của “ ngôn ngữ không lời ” trong đoạn trích này. (0,5 điểm) Câu 3: Tại sao tác giả cho rằng : Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn quan sát để “đọc” tình trung thực của lời noi qua thứ “ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện? (1,0 điểm) Câu 4: Hãy viết một đoạn văn ngắn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến: “Trung thực là sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động” ( 2,0 điểm ) II. Phần làm văn (6, 0 điểm ) Cảnh thu - tình thu trong Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến CÂU CÁ MÙA THU Áo thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo, Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo, Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo. Tựa gối buông cần lâu chẳng được, Cá đâu đớp động dưới chân bèo (Ngữ văn 11, tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2012, tr.22 ) HẾT ĐÁP ÁN ĐỀ SỐ 4
  12. Phần I. ĐỌC HIỂU Câu 1: Đoạn trích thuộc phong cách ngôn ngữ báo chí 0,5 điểm Câu 2: Những biểu hiện của “ ngôn ngữ không lời ” trong đoạn trích này là cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi, 0,5 điểm Câu 3: Nhà tuyển dụng không chỉ lắng nghe những điều bạn nói mà còn qua sát để “đọc” tính trung thực của lời nói qua thứ ngôn ngữ không lời” mà bạn thể hiện vì: - Suy nghĩ bên trong của chúng ta không cỉ thể hiện qua lời nói mà còn qua cử chỉ, nét mặt, âm giọng, tư thế ngồi - Thông thường, ngô ngữ cơ thể không biết nói dối Câu 4: - Ở câu này, giám khảo chấm điểm linh hoạt. Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh viết thành một đoạn văn hoàn chỉnh; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. - Học sinh trình bày suy nghĩ của mình với thái độ chân thành, nghiêm túc, hợp lí, thuyết phuc. Có thể theo định hướng sau: + Hiểu và chỉ ra được biểu hiện của sự thống nhất trong suy nghĩ, lời nói và hành động của con người. + Khẳng định sự thống nhất trong suy ngĩ, lời nói và hành động là trung thực với chính mình và mọi người. Đó là đức tính cần thiết và quý báu giúp ta nâng cao phẩm giá, được mọi người tin yêu, kính trọng; làm lành mạnh các mối quan hệ xã hội. + Rút ra bài học nhận thức và hành động phù hợp với bản thân II. LÀM VĂN Trên cơ sở những hiểu biết về tác giả Nguyễn Khuyến và bài thơ Câu cá mùa thu, học sinh có thể làm bài theo những cách khác nhau, nhưng phải đảm bảo những yêu cầu về kiến thức . Sau đây la một số gợi ý: - Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm - Cảnh thu: được gợi lên từ những hình ảnh quen thuộc của làng quê đồng bằng Bắc Bộ ( chiếc ao, chiếc thuyền, lá vàng, mây, ngõ trúc ) với những đuờng nét thanh sơ của cảnh vật, màu sắc trang nhã : mước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngất; những chuyến động nhẹ nhàng : sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng, -> Cảnh mùa thu mang nét thanh sơ, tĩnh lặng. Đó là bức tranh mùa thu đẹp, thơ mộng nhưng đượm một nỗi buồn.
  13. Vững vàng nền tảng, Khai sáng tương lai - Tình thu: Qua dáng vẻ và cảm nhạn thiên nhiên của nhân vật trữ tình, có thể thấy đằng sau cảnh chính là một tâm hồn nhạy cảm trước vẻ đẹp của thiên nhiên và một nỗi niềm tâm sự trĩu nặng (sự ưu tư về bản thân, tấm lòng vì nước vì dân ) -> Tình yêu thiên nhiên, tấm lòng yêu quê hương đất nước - Nghệ thuật: ngôn ngữ giản dị, giàu sứ gợi hình; các thủ pháp nghệ thuật (lấy động tả tĩnh, tả tĩnh ngụ tình ) - Khái quát chung.