Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 9 (Có lời giải chi tiết)

Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: 
      Một ông bố có niềm đam mê đặc biệt dành cho xe hơi, cũng vì để mua được chiếc xe yêu 
thích nên đã tích cóp tiền trong một thời gian rất lâu. Khi mua được xe, mỗi ngày, ông không 
ngại cực khổ, cặm cụi rửa xe, đánh sáp, công việc chăm sóc xe đã trở thành việc “hưởng thụ” 
của ông. Con trai Jake thấy bố yêu thích chiếc xe như vậy, cũng thường xuyên phụ rửa xe, hai 
bố con vô cùng vui vẻ. Một ngày, người bố về nhà sau một trận mưa lớn, chiếc xe dính đầy 
bùn đất, nhưng ông lại quá mệt mỏi, nên nói với con trai: “Hôm khác rửa xe nhé con!”. Jake 
thấy mình đang rảnh rỗi, liền xung phong muốn thay bố rửa xe, và được đồng ý. Tuy nhiên, 
người bố này lại quên là con trai mình mới có 5 tuổi, ông trở về phòng nghỉ ngơi mà quên 
không chuẩn bị dụng cụ gì cho cậu bé cả. Con trai hào hứng xông ra rửa xe, nhưng lại không 
tìm thấy khăn lau. Cậu bé chạy vào trong bếp, đột nhiên cậu nghĩ tới cái miếng chùi xoong mà 
mẹ vẫn thường dùng để chà nồi rất sạch sẽ, vì vậy cậu liền lấy ngay miếng thép ấy để dùng. 
Jake cầm miếng chùi xoong, chạy tới chỗ xe và ra sức chà, hết lần này tới lần khác. Sau khi 
cậu chà xe xong, cậu phát hiện trên xe có những vết nguệch ngoạc, cậu sờ lên chỗ đó, lại thấy 
sần sùi, lồi lõm. Jake sợ tới mức khóc toáng lên. Cậu chạy ngay tới phòng ngủ vừa khóc vừa 
nói: “Bố ơi, con xin lỗi bố, bố mau tới xem đi!”. 
    Ông bố vội vàng theo con trai chạy ra ngoài, chứng kiến chiếc xe “cưng” của mình thê thảm 
như vậy thật không dám tin là sự thật, ông ngẩn người nói không nên lời, sau cả nửa ngày mới 
kêu lên: “Ôi! Xe của ta, xe của ta!”. Ông cảm thấy tức giận tới cực điểm, xông vào trong phòng, 
ngửa mặt lên trời mà nói rằng: “Thượng đế! Đây là chiếc xe mà con dùng hết tài sản tích lũy 
mới mua được, chưa đến một tháng đã biến thành như vậy, thỉnh người cho con biết, con nên 
làm như thế nào? Con nên xử phạt đứa con này như thế nào đây?”. Lời cầu xin vừa chấm dứt, 
đầu óc của ông đột nhiên trở nên sáng suốt, một suy nghĩ chợt lóe lên: “Trên thế gian mọi 
chuyện đều không thể nhìn vào cái bên ngoài mà phải nhìn vào trái tim”. 

Lúc này, nhìn đứa con trai nước mắt đầm đìa, ánh mắt sợ hãi cùng áy náy, ông bố từ từ lại 
gần khiến con trai phát run lên. Ông ôm đứa con trai nhỏ vào lòng, mắt đỏ hoe nói: “Cảm ơn 
con trai đã giúp ta rửa xe, ta yêu con, còn yêu hơn cả chiếc xe này!” 
(Theo Kannewyork – Trích hạt giống tâm hồn) 
1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm) 
2. Anh/chị hãy đặt tên cho văn bản. (0.5 điểm) 
3. Tại sao người bố không phạt con trai? Có phải Thượng đế đã giúp ông ta có câu trả lời sáng 
suốt? (1.0 điểm) 
4. Anh/chị rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (1.0 điểm) 

pdf 7 trang Yến Phương 23/06/2023 1820
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 9 (Có lời giải chi tiết)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • pdfde_thi_hoc_ki_1_ngu_van_lop_11_de_9_co_loi_giai_chi_tiet.pdf

Nội dung text: Đề thi học kì 1 Ngữ văn Lớp 11 - Đề 9 (Có lời giải chi tiết)

  1. ĐỀ THI HỌC KÌ 1 – ĐỀ 9 MÔN: NGỮ VĂN - LỚP 11 Thời gian làm bài: 90 phút I. ĐỌC HIỂU Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4: Một ông bố có niềm đam mê đặc biệt dành cho xe hơi, cũng vì để mua được chiếc xe yêu thích nên đã tích cóp tiền trong một thời gian rất lâu. Khi mua được xe, mỗi ngày, ông không ngại cực khổ, cặm cụi rửa xe, đánh sáp, công việc chăm sóc xe đã trở thành việc “hưởng thụ” của ông. Con trai Jake thấy bố yêu thích chiếc xe như vậy, cũng thường xuyên phụ rửa xe, hai bố con vô cùng vui vẻ. Một ngày, người bố về nhà sau một trận mưa lớn, chiếc xe dính đầy bùn đất, nhưng ông lại quá mệt mỏi, nên nói với con trai: “Hôm khác rửa xe nhé con!”. Jake thấy mình đang rảnh rỗi, liền xung phong muốn thay bố rửa xe, và được đồng ý. Tuy nhiên, người bố này lại quên là con trai mình mới có 5 tuổi, ông trở về phòng nghỉ ngơi mà quên không chuẩn bị dụng cụ gì cho cậu bé cả. Con trai hào hứng xông ra rửa xe, nhưng lại không tìm thấy khăn lau. Cậu bé chạy vào trong bếp, đột nhiên cậu nghĩ tới cái miếng chùi xoong mà mẹ vẫn thường dùng để chà nồi rất sạch sẽ, vì vậy cậu liền lấy ngay miếng thép ấy để dùng. Jake cầm miếng chùi xoong, chạy tới chỗ xe và ra sức chà, hết lần này tới lần khác. Sau khi cậu chà xe xong, cậu phát hiện trên xe có những vết nguệch ngoạc, cậu sờ lên chỗ đó, lại thấy sần sùi, lồi lõm. Jake sợ tới mức khóc toáng lên. Cậu chạy ngay tới phòng ngủ vừa khóc vừa nói: “Bố ơi, con xin lỗi bố, bố mau tới xem đi!”. Ông bố vội vàng theo con trai chạy ra ngoài, chứng kiến chiếc xe “cưng” của mình thê thảm như vậy thật không dám tin là sự thật, ông ngẩn người nói không nên lời, sau cả nửa ngày mới kêu lên: “Ôi! Xe của ta, xe của ta!”. Ông cảm thấy tức giận tới cực điểm, xông vào trong phòng, ngửa mặt lên trời mà nói rằng: “Thượng đế! Đây là chiếc xe mà con dùng hết tài sản tích lũy mới mua được, chưa đến một tháng đã biến thành như vậy, thỉnh người cho con biết, con nên làm như thế nào? Con nên xử phạt đứa con này như thế nào đây?”. Lời cầu xin vừa chấm dứt, đầu óc của ông đột nhiên trở nên sáng suốt, một suy nghĩ chợt lóe lên: “Trên thế gian mọi chuyện đều không thể nhìn vào cái bên ngoài mà phải nhìn vào trái tim”. 1
  2. Lúc này, nhìn đứa con trai nước mắt đầm đìa, ánh mắt sợ hãi cùng áy náy, ông bố từ từ lại gần khiến con trai phát run lên. Ông ôm đứa con trai nhỏ vào lòng, mắt đỏ hoe nói: “Cảm ơn con trai đã giúp ta rửa xe, ta yêu con, còn yêu hơn cả chiếc xe này!” (Theo Kannewyork – Trích hạt giống tâm hồn) 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0.5 điểm) 2. Anh/chị hãy đặt tên cho văn bản. (0.5 điểm) 3. Tại sao người bố không phạt con trai? Có phải Thượng đế đã giúp ông ta có câu trả lời sáng suốt? (1.0 điểm) 4. Anh/chị rút ra bài học gì từ câu chuyện trên? (1.0 điểm) II. LÀM VĂN (7.0 điểm): Câu 1: (2.0 điểm). Từ văn bản trong phần Đọc–hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn ngắn (khoảng 200 từ) về ý nghĩa câu nói: “Trên thế gian mọi chuyện đều không thể nhìn vào cái bên ngoài mà phải nhìn vào trái tim”. Câu 2: (5.0 điểm). Có nhận định cho rằng: Sức mạnh của thiên lương có thể làm thay đổi tất cả. Anh/chị hãy phân tích cảnh cho chữ trong tác phẩm Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ nhận định trên. 2
  3. Lời giải chi tiết I. ĐỌC HIỂU Câu 1: * Phương pháp: Căn cứ vào các phương thức biểu đạt đã học: tự sự, miêu tả, biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành chính – công vụ * Cách giải: - Phương thức biểu đạt: Tự sự. Câu 2: * Phương pháp: Đọc, phân tích, tổng hợp * Cách giải: - Đặt tên cho văn bản: Đừng nhìn ở bề ngoài mà nhìn vào trái tim, Tình phụ tử, Câu 3: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: - Người bố không phạt con vì ông đã tìm thấy câu trả lời: đứa con đã yêu bố mà chăm sóc xe thay bố. - Không phải thượng Đế. Tình yêu con trai đã giúp ông bình tĩnh và sáng suốt tìm thấy câu trả lời. Câu 4: * Phương pháp: Phân tích, tổng hợp * Cách giải: Bài học: Tình yêu chân thành sẽ giúp ta luôn bình tĩnh và sáng suốt trong cả những tình huống tưởng chừng xấu nhất. II. LÀM VĂN Câu 1: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận Có đầy đủ các phần mở đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, thân đoạn triển khai vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Trên thế gian mọi chuyện đều không thể nhìn vài cái bên ngoài mà phải nhìn vào trái tim. 3
  4. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Học sinh triển khai vấn đề nghị luận bằng việc vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng, rút ra bài học nhận thức và hành động theo quan điểm của bản thân. Gợi ý: - Cái bên ngoài là hành động, là kết quả, là lời nói ta nhìn bằng mắt, nghe bằng tai. Nhìn vào tim là nhìn xem mục đích của hành động, là lắng nghe bằng trái tim. - Dùng tình yêu, tình thương, sự khoan dung, sự hiểu biết để đánh giá sự việc. Nhìn vào trái tim ta sẽ nhận được yêu thương chân thành. Phê phán những người thiếu cảm thông - Cần sống có tình yêu, khoan dung, mở rộng tâm hồn. Phải lắng nghe và thấu hiểu trái tim người khác. Phải trân trọng nâng niu tình yêu, sự quan tâm của người khác d. Sáng tạo Có cách diễn đạt sáng tạo, thuyết phục, có cảm xúc, ý nghĩa sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. e. Chính tả, dùng từ, đặt câu. Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu. Câu 2: Yêu cầu chung: a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận. Có đầy đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở đầu bài nêu được vấn đề, thân bài triển khai vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Sức mạnh của thiên lương qua cảnh cho chữ. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm, vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lý lẽ và dẫn chứng. Yêu cầu về nội dung: 4
  5. 1. Giới thiệu khái quát tác giả, tác phẩm. - Nguyễn Tuân là một nhà văn có cá tính độc đáo, có thể coi ông là một định nghĩa về người nghệ sĩ. Nét nổi bật trong phong cách của ông là ở chỗ, ông luôn nhìn sự vật ở phương diện văn hóa và mỹ thuật, nhìn con người ở phẩm chất nghệ sĩ và tài hoa. Sáng tác của Nguyễn Tuân thể hiện hài hòa màu sắc cổ điển và hiện đại. Đặc biệt, ông thường có cảm hứng mãnh liệt với cái cá biệt, phi thường, dữ dội và tuyệt mỹ. - Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng, in lần đầu tiên năm 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau được chọn đưa vào tập truyện Vang bóng một thời, 1940 - Dẫn dắt vấn đề nghị luận 2. Phân tích 2.1 Giải thích - Khái niệm thiên lương: Theo từ điển Hán Việt, thiên lương là đức tính tốt đẹp của con người. 2.2. Phân tích cảnh cho chữ: a. Tình huống cho chữ “chưa từng có”: * Địa điểm cho chữ đặc biệt: - Thông thường người ta cho chữ và xin chữ ở những nơi sạch sẽ, yên tĩnh, tôn nghiêm, trang trọng. - Cảnh cho chữ và xin chữ trong tác phẩm diễn ra ở nhà tù tối tăm, bẩn thỉu, xưa nay chỉ tồn tại cái xấu và cái ác. * Thời điểm cho chữ đặc biệt: - Thông thường người ta cho chữ khi tâm trạng thoải mái, thư thái, thanh thản, tâm tĩnh. - Thời điểm cho chữ ở tác phẩm là đêm trước khi Huấn Cao đi chịu án tử hình, dành trọn những phút cuối đời để tặng lại cái đẹp cho đời, cho tấm lòng ở đời → đặc biệt. * Vị thế của người cho chữ và xin chữ đặc biệt: - Người cho chữ là người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp lại ở vị thế của tử tù; vốn là đối tượng cần được giáo dục, cảm hóa lại ban phát những lời khuyên chí tình cho quản ngục. - Người xin chữ ở vị thế quản ngục, cai quản tử tù, tiếp nhận, bái lĩnh những lời khuyên của tử tù. → Vị thế trên bình diện xã hội khác, trên bình diện nghệ thuật lại khác. 5
  6. b. Cảnh tượng “chưa từng có”: * Thủ pháp đối lập tương phản để dựng lên song hành: - Cảnh nhà giam: + Cảnh tượng: tối tăm, bẩn thỉu, hôi hám. + Con người: quản ngục, thơ lại; tử tù. - Cảnh cho chữ: + Cảnh tượng: đuốc sáng rực, vuông lụa tắng tinh còn nguyên vẹn lần hồ, mùi mực thơm. + Con người: liên tài, nghệ sĩ. → Miêu tả rõ hơn sự sinh thành của cái đẹp. → Truyền tải thông điệp: niềm tin vào sự chiến thắng tất yếu của cái đẹp, của cái thiện. c. Sự cảm hóa chưa từng có: - Bắt đầu từ lời khuyên của Huấn Cao: thiên lương - Viên quản ngục đáp trả bằng những hành động, cử chỉ khiến ta cảm động: bái lĩnh đón nhận, vái người tử tù một cái d. Ý nghĩa: - Tỏa sáng vẻ đẹp của các nhân vật. - Làm nổi bật giá trị tư tưởng của tác phẩm. - Thể hiện tài năng nghệ thuật của nhà văn. * Phân tích sức mạnh của thiên lương: + Tất cả sự lạ lùng trên là do sức mạnh của thiên lương đã làm thay đổi tất cả + Ông Huấn Cao là người thiên lương: ngay thẳng chính trực, trọng nghĩa khinh lợi. Ông là người kiêu bạc, khinh thường cường quyền, nhận biết tấm lòng của viên quản ngục và cho chữ. + Viên quản ngục cũng là người có thiên lương: biệt nhỡn liên tài, bất chấp hiểm nguy để đối đãi đặc biệt với Huấn Cao và các tử tù. - Ý nghĩa cảnh cho chữ: + Cái đẹp, sự thiên lương luôn chiến thắng cái ác 6
  7. + Nghệ thuật và sự thiên lương luôn bất tử. e. Nghệ thuật: - Xây dựng tình huống đầy kịch tính - Nghệ thuật tương phản đối lập (Học sinh có thể trình bày nghệ thuật chung trong phần nội dung hoặc thành phần riêng.) 7