Kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chung)

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

Trang Tử nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng". Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do?

Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai... Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng.

[...] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát.

Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình.

(Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 135)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm)

Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì? (0,5 điểm)

Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng"?(1,0 điểm)

Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ mà văn bản nêu ở trên, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao? (1,0 điểm)

doc 8 trang Yến Phương 23/06/2023 2220
Bạn đang xem tài liệu "Kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chung)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên.

File đính kèm:

  • dockiem_tra_giua_ki_2_ngu_van_lop_11_nam_hoc_2022_2023_truong_t.doc

Nội dung text: Kiểm tra giữa kì 2 Ngữ văn Lớp 11 - Năm học 2022-2023 - Trường THPT Trần Phú (Có hướng dẫn chung)

  1. SỞ GDĐT TỈNH PHÚ YÊN KIỂM TRA GIỮA KÌ 2 NĂM HỌC 2022 - 2023 TRƯỜNG THPT TRẦN PHÚ Môn: NGỮ VĂN, LỚP 11 TỔ NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: Trang Tử nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng". Chúng ta có giống được những con gà rừng không? Nếu chúng ta vì ưa thích thóc gạo bày sẵn mà chịu chui vào chiếc lồng. Rồi từ sau những song tre đó, chúng ta đòi trả tự do? Từ xúc cơm, xếp quần áo, sách vở, đến chọn trường, chọn nghề, tìm việc, kiếm sống, chọn chồng chọn vợ, chọn tương lai Chúng ta sẽ quá quen với việc được sắp sẵn. Chúng ta ưa làm việc đã được người khác lên kế hoạch hơn là tự mình vạch ra. Chúng ta chuộng thói quen hơn sáng tạo. Chúng ta chỉ vui khi có người tâng bốc, chỉ hết buồn nếu có người an ủi vuốt ve. Chúng ta thậm chí không muốn tự phân biệt sai đúng trừ khi có người làm thay. Chúng ta không thể làm chủ đời mình. Cứ như vậy, chúng ta đánh mất bản năng của gà rừng và biến thành con chim trong lồng lúc nào không biết nữa. Thậm chí, một con chim trong rất nhiều lớp lồng. [ ] Robert Fulghum từng trở thành tác giả best seller với một cuốn sách có tựa đề thú vị Tất cả những gì cần phải biết tôi đều được học ở nhà trẻ. Đó là những nguyên tắc sống: chia sẻ, chơi công bằng, không đánh bạn, để đồ đạc vào chỗ cũ, không lấy những gì không phải của mình, dọn dẹp những gì bạn bày ra, nói xin lỗi khi làm tổn thương ai đó, rửa tay trước khi ăn, học một ít, suy nghĩ một ít, vẽ và hát và nhảy múa và chơi và làm việc một ít mỗi ngày, ngủ trưa, có ý thức về những điều kỳ diệu, cây cối và các con vật đều chết - và chúng ta cũng vậy, từ đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học: quan sát. Hãy đếm xem: 100 chữ. Những gì cần phải học chỉ như vậy. Chúng ta được học ở nhà trẻ nhưng đã đánh rơi dần trong quá trình lớn lên. Cũng như khi sinh ra, ta đã có sẵn bản năng độc lập nhưng lại đánh mất nó trong quá trình sống. Không có bản năng độc lập, chúng ta không thể nắm giữ được tự do. Nghĩa là trước khi đòi tự do, bạn phải tìm lại bản năng độc lập của mình. (Nếu biết trăm năm là hữu hạn, Phạm Lữ Ân, NXB Hội nhà văn, 2012, tr 135) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích? (0,5 điểm) Câu 2. Vấn đề chính được tác giả nêu trong đoạn trích là gì? (0,5 điểm) 1
  2. Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói: "Gà rừng đi mười bước mới nhặt được một hạt thức ăn, đi trăm bước mới uống được một ngụm nước. Nhưng chúng không mong cầu được sống trong lồng"?(1,0 điểm) Câu 4. Trong tất cả các nguyên tắc sống được học ở nhà trẻ mà văn bản nêu ở trên, anh/chị thấy nguyên tắc nào có giá trị với mình nhất? Vì sao? (1,0 điểm) II. LÀM VĂN (7,0 điểm) Câu 1 (2,0 điểm) Từ vấn đề đặt ra trong ngữ liệu phần Đọc – hiểu, anh/chị hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của mình về tính tự lập của con người trong cuộc sống. Câu 2 (5,0 điểm) “Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân.” (Trích Vội vàng, Xuân Diệu – Ngữ Văn 11, Tập 2, NXB Giáo Dục, Trang 22) Từ cảm nhận về đoạn thơ trên, em hãy chỉ ra những quan niệm nhân sinh mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu. Hết 2
  3. HƯỚNG DẪN CHUNG Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC - HIỂU 3,0 1 Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích: nghị luận. 0,5 Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu đúng phương thức biểu đạt là nghị luận: 0,5 điểm. 2 - Vấn đề chính trong đoạn trích là: chúng ta đang dần đánh mất 0,5 bản năng độc lập, chủ động, tự do. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được chi tiết: 0,5 điểm. 3 - Ý nghĩa câu nói: 1,0 + Con người phải rất vất vất vả để sinh tồn, nhưng đó là sự sinh tồn trong tự do. + Đó là một cuộc sống đáng sống hơn sống trong an nhàn đầy đủ nhưng thụ động, mất tự do. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 2 ý nêu trên hoặc có cách diễn đạt tương đương:1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 hoặc 2 ý thì cho: 0,5 điểm. 4 - Thí sinh nêu được ít nhất một nguyên tắc sống có giá trị với bản 1,0 thân (như tự lập, hoà đồng, chia sẻ, yêu thương ) và giải thích lý do vì sao. Có thể có nhiều cách diễn đạt khác nhau, nhưng về cơ bản, thí sinh trả lời được tác động tích cực của nguyên tắc sống đó. Hướng dẫn chấm: - Học sinh nêu được 1 ý và giải thích hợp lí: 1,0 điểm. - Học sinh nêu được 1 ý và gải thích không thuyết phục cho: 0,5 điểm. Lưu ý:Học sinh trả lời các ý trongĐáp án bằng các từ ngữ/cách diễn đạt tương đương vẫn cho điểm tối đa. II LÀM VĂN 7,0 1 Học sinh viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của 2,0 mình về tính tự lập của con người trong cuộc sống. a. Đảm bảo yêu cầu về hình thức đoạn văn 0,25 Học sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, móc xích hoặc song hành 3
  4. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận 0,25 Vai trò của tính tự chủ trong cuộc sống. c. Triển khai vấn đề nghị luận 1,0 Học sinh có thể lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề nghị luận theo nhiều cách nhưng phải làm rõ sự cần thiết phải có tính tự lập trong cuộc sống. Có thể theo hướng sau: 1. Giải thích ý kiến: (0,25đ) - Nghĩa đen: Tự lập là khả năng tự đứng vững và không cần sự giúp đỡ của người khác. - Nghĩa bóng: Tự lập là cách sống không dựa dẫm vào người khác, biết dùng tài năng và bản lĩnh cá nhân để làm chủ cuộc sống của mình. → Tự lập là một trong những đức tính nhân bản trong tiến trình hình thành nhân cách của một con người. Sống tự lập luôn cần tới khả năng tự chủ để vươn tới sự tự do đích thực là không bị nô lệ cho bản năng, cho hoàn cảnh, cho bất cứ chủ thể nào. Đối lập với tự lập là sống dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, không tự mình giải quyết các công việc dù lớn hay nhỏ. 2. Bàn luận: (0,5đ). - Tự lập thể hiện ở sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong học tập; tự mình giải quyết mọi vấn đề trong khả năng của mình mà không dựa dẫm, phụ thuộc vào người khác. - Khi bạn biết sống tự lập và có cuộc sống tự lập, ấy là điều kiện tốt đẹp cần thiết để bạn rèn luyện nhân cách cá nhân. Cuộc sống tự lập mang lại sự tự tin, khuyến khích con người phát huy năng lực cá nhân, phát triển khả năng tư duy - sáng tạo. - Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì khó có được thành công thật sự. Nếu không có tính tự lập, con người sẽ dễ bị vấp ngã, thất bại và dễ có những hành động nông nổi, thiếu kiềm chế. - Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp. 3. Bài học nhận thức và hành động: (0,25đ) - Tính tự lập không chỉ là phẩm chất mà còn là kỹ năng sống cần 4
  5. thiết đối với mỗi người. Tự lập không phải cô lập, tránh sự giúp đỡ chân thành, đúng đắn từ mọi người xung quanh khi cần thiết. - Mỗi người cần có ý thức rèn luyện và tạo thói quen tự lập cho mình bắt đầu từ những việc nhỏ nhặt hàng ngày để trở nên hoàn thiện hơn. Phê phán những người không có tính tự lập, dựa dẫm, ỷ lại, trông chờ vào người khác, sống bám vào người khác Hướng dẫn chấm: - Học sinh lập luận chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng; dẫn chứng tiêu biểu, phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn giữa lí lẽ và dẫn chứng (0,75 điểm). - Học sinh lập luận chưa thật chặt chẽ, thuyết phục: lí lẽ xác đáng nhưng không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không tiêu biểu (0,5 điểm) - Học sinh lập luận không chặt chẽ, thiếu thuyết phục: lí lẽ không xác đáng, không liên quan mật thiết đến vấn đề nghị luận, không có dẫn chứng hoặc dẫn chứng không phù hợp (0,25 điểm). Lưu ý: Học sinh có thể bày tỏ suy nghĩ, quan điểm riêng nhưng phải phù hợp với chuẩn mực đạo đức và pháp luật. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Hướng dẫn chấm: Không cho điểm nếu bài làm có quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,25 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh huy động được kiến thức và trải nghiệm của bản thân để bàn luận về hiện tượng đời sống;có cách nhìn riêng, mới mẻ về vấn đề nghị luận; có sáng tạo trong diễn đạt, lập luận, làm cho lời văn có giọng điệu, hình ảnh, đoạn văn giàu sức thuyết phục. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu 0,25 điểm. 2 Cảm nhận về đoạn thơ trên, anh/chị hãy chỉ ra những quan 5,0 niệm nhân sinh mới mẻ của nhà thơ Xuân Diệu. a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận 0,25 Mở bài nêu được vấn đề, Thân bài triển khai được vấn đề, Kết bài khái quát được vấn đề. 5
  6. b. Xác định đúng vấn đề cần nghị 0,5 - cẩm nhận về đoạn thơ và chỉ ra được quan niệm nhân sinh mới mẻ của Xuân Diệu. Hướng dẫn chấm: -Học sinh xác định đúng vấn đề cần nghị luận: 0,5 điểm. - Học sinh xác định chưa đầy đủ vấn đề nghị luận: 0,25 điểm. c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm Học sinh có thể triển khai theo nhiều cách, nhưng cần vận dụng tốt các thao tác lập luận, kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; đảm bảo các yêu cầu sau: * Giới thiệu tác giả (0,25 điểm), tác phẩm, đoạn trích và vấn đề 0,5 cần nghị luận (0,25 điểm) * Cảm nhận nội dung đoạn thơ: 2,5 1. Những khát vọng mãnh liệt và táo bạo của thi nhân (4 dòng đầu): - Điệp ngữ "tôi muốn" được nhắc lại hai lần cùng với đó là hai động từ mạnh "tắt, buộc" đã làm nổi bật khao khát của nhà thơ. Đó là khao khát "tăt nắng, buộc gió" để giữ lại màu hoa "cho màu đừng nhạt mất", để giữ lại sắc hương "cho hương đừng bay đi". - Đó là khát vọng chiếm đoạt quyền năng của tạo hóa để buộc hương hoa tươi thắm mãi bên đời. Ngông cuồng hơn cả là nhà thơ muốn vũ trụ ngừng quay, thời gian dừng lại để thi nhân tận hưởng được những phút giây tuổi trẻ của đời mình - Xuân Diệu đã khám phá ra vẻ đẹp xuân tươi phơi phới, đầy tình tứ ở những cảnh vật thiên nhiên quen thuộc quanh ta (7 dòng tiếp): - Cảnh vật đang vào độ thanh tân, diễm lệ. Bức tranh hội tụ đầy đủ hương thơm, ánh sáng và màu sắc, âm thanh. Thiên nhiên hiện lên đều có đôi, có cặp: "Ong bướm" - "tuần tháng mật"; "Hoa" - "đồng nội xanh rì"; "lá" - "cành tơ"; "yến anh" - "khúc tình si"; - Thiên nhiên như một bữa tiệc trần gian đầy những thực đơn quyến rũ: Ở đó có cảnh ong đưa và bướm lượn, tình tứ ngọt ngào như "tuần tháng mật". Màu hoa trở nên thắm sắc ngát hương hơn "giữa đồng nội xanh rì". Cây cối nảy lộc đâm chồi tạo nên những "cành tơ" với những chiếc lá tươi non phất phơ tình tứ. Điểm vào phong cảnh ấy là tiếng hót đắm say của loài chim yến anh đã tạo nên "khúc tình si" say đắm lòng người. - Ánh sáng buổi sớm mai như phát ra từ cặp mắt đẹp vô cùng của người thiếu nữ mắt chớp chớp hàng mi rồi bừng nở ra muôn vàn hào quang. Tháng giêng thanh tân, diễm lệ, đầy ánh sáng, màu sắc, 6
  7. âm thanh và hương thơm trở thành "cặp môi gần" rất "ngon", "ngọt" của người tình nhân → Tâm hồn khát sống, khát yêu, tận hiến, tận hưởng và khát khao giao cảm mãnh liệt 2. Tâm trạng của nhân vật trữ tình (2 dòng cuối): - Dấu chấm ở giữa câu đã phân tách nhà thơ thành hai nửa: nửa sung sướng và nửa vội vàng. Tâm trạng "sung sướng" là tâm trạng: hạnh phúc, lạc quan, yêu đời, tươi vui đón nhận cuộc sống bằng tình cảm trìu mến, thiết tha gắn bó. Còn "vội vàng" là tâm trạng tiếc nuối bởi nhà thơ sợ tuổi trẻ qua đi, tuổi già mau tới. Vì thế dù đang sống trong mùa xuân nhưng thi nhân đã cảm thấy tiếc nuối mùa xuân ngay khi đang ở trong mùa xuân "Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân". * Nghệ thuật (1,0đ) - Thể thơ tự do, sử dụng nhiều điệp ngữ, điệp từ, liệt kê, so sánh ẩn dụ - Cái tôi trữ tình được thể hiện bằng giọng điệu say mê; nhịp điệu gấp gáp; chuyển đổi thể thơ linh hoạt; từ ngữ táo bạo Tất cả đã tạo nên một đoạn thơ hay mang đậm phong cách thơ Xuân Diệu. * 3. Quan niệm nhân sinh mới mẻ của nhà thơ: - Cuộc sống xung quanh mình là một thế giới tràn đầy hương sắc, một thiên đường trên mặt đất mà không phải tìm kiếm ở một thế giới xa xôi trừu tượng nào. - Trong cõi trần gian, đẹp nhất là con người, đặc biệt là con người ở tuổi trẻ và tình yêu. Vì vậy, Xuân Diệu đã lấy con người làm chuẩn mực cho cái đẹp, làm thước đo của cái đẹp. Hướng dẫn chấm: - Phân tích đầy đủ, sâu sắc về nội dung đoạn thơ: 2,0 điểm - 2,5 điểm - Phân tích chưa đầy đủ hoặc chưa sâu về đoạn thơ : 1,0 điểm - 1,75 điểm. - Phân tích chung chung, sơ sài: 0,25 điểm - 0,75 điểm. * Đánh giá: 0,5 - Xuân Diệu đã mang đến cho người đọc một giọng thơ lạ, một cách cảm nhận về mùa xuân rất đỗi nồng nàn. Qua đó thấy được lòng yêu đời và khát vọng sống mãnh liệt của thi nhân cùng với những quan niệm nhân sinh mới mẻ. Đúng như nhà phê bình Thế Lữ đã nhận xét "Như một tấm lòng sẵn sàng ân ái, Xuân Diệu 7
  8. dang tay chào đón nhựa sống rào rạt của cuộc đời". Hướng dẫn chấm: - Trình bày được : 0,5 điểm. - Trình bày sơ sài: 0,25 điểm. d. Chính tả, ngữ pháp 0,25 Đảm bảo chuẩn chính tả, ngữ pháp tiếng Việt Lưu ý: Không cho điểm nếu bài làm mắc quá nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp. e. Sáng tạo 0,5 Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận; có cách diễn đạt mới mẻ. Hướng dẫn chấm: Học sinh biết vận dụng lí luận văn học trong quá trình phân tích, đánh giá; biết so sánh với các tác phẩm khác để làm nổi bật nét đặc sắc mới mẻ của Xuân Diệu; biết liên hệ vấn đề nghị luận với thực tiễn đời sống; văn viết giàu hình ảnh, cảm xúc. - Đáp ứng được 2 yêu cầu trở lên: 0,5 điểm. - Đáp ứng được 1 yêu cầu: 0,25 điểm. Tổng điểm 10,0 Hết 8